– Ước gì anh hóa được con kiến vàng
Bò ngang quai nón hun nàng cái chơi.
– Ước gì em hóa được con kiến hôi
Bò ngang quai nón đái trôi kiến vàng.
Tìm kiếm "con sa con dạ"
-
-
Con gà tức nhau tiếng gáy
Con gà tức nhau tiếng gáy
-
Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Dị bản
-
Cháy nhà lòi ra mặt chuột
Cháy nhà lòi ra mặt chuột
Dị bản
Cháy nhà ra mặt chuột
Cháy nhà mới ra mặt chuột
-
Kén cá chọn canh
Kén cá chọn canh
-
Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồngDị bản
Chó ỷ thế nhà
Gà ỷ thế vườn
-
Khẩu Phật tâm xà
-
Tung tăng như cá trong lờ
-
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo chuồng gà
Dị bản
Nuôi ong tay áo
Nuôi khỉ dòm nhàNuôi ong tay áo
Ấp rắn vào ngực
-
Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt
Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt
Con cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vôDị bản
Cá trong lờ đỏ hoe con mắt
Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô
Tung tăng như cá trong lờ
Trong ra không được, ngoài ngờ là vui
-
Con mèo con chó có lông
-
Trâu kia kén cỏ bờ ao
Trâu kia kén cỏ bờ ao
Anh kia không vợ đời nào có con
Người ta con trước, con sau
Thân anh không vợ như cau không buồng
Cau không buồng như tuồng cau đực
Trai không vợ cực lắm anh ơi
Người ta đi đón về đôi
Thân anh đi lẻ về loi một mình -
Con cò là con cò vàng
-
Con cò nó đứng bụi lúa xanh
Con cò nó đứng bụi lúa xanh
Nó chờ con cá như anh chờ nàng
Con cò nó đứng bụi lúa vàng
Nó chờ con cá như nàng chờ anhDị bản
Con cò núp bụi lúa xanh
Chờ con cá đến như anh chờ nàng
Con cò núp bụi lúa vàng
Chờ con cá đến như nàng chờ anh
-
Cái cò lặn lội bờ sông
Cái cò lặn lội bờ sông
Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù
Bãi xa sông rộng sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn -
Con gà cục tác lá chanh
-
Con cua càng bò ngang đám bí
-
Cô kia đội nón dưới mưa
Cô kia đội nón dưới mưa
Cho tôi mượn đội một mùa chăn trâu
Ra về mẹ hỏi nón đâu
Nón đi qua cầu gió hất xuống sông. -
Cõng rắn cắn gà nhà
Cõng rắn cắn gà nhà
-
Mật ít ruồi nhiều
Mật ít ruồi nhiều
Chú thích
-
- Kiến vàng
- Loài kiến nhỏ, màu vàng, đốt đau, làm tổ trên cây. Ở Tây Nguyên người ta dùng kiến vàng làm muối chấm với thịt nướng rất ngon.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kiến hôi
- Loài kiến màu nâu hoặc đen, làm tổ dưới đất hoặc trên các cây ăn quả, thức ăn là các chất đường, mật. Kiến hôi có tên gọi như vậy do có một mùi hôi rất đặc trưng.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Nuôi ong tay áo
- Ong tay áo là một loại ong màu đen rất quen thuộc với những người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên... Tổ ong buông thụng xuống như hình dáng ống tay áo nên mới được gọi như vậy. Khi ong tay áo không tìm được chỗ làm tổ trên cây, chúng thường chọn những cột gỗ ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo quan niệm xưa, loại ong này làm tổ trong nhà thường mang đến những điều không may mắn cho gia chủ, đồng thời có thể tấn công chủ nhà, vì vậy người ta thường hun khói để xua đuổi chúng.
-
- Xẩm
- Một loại hình dân ca từng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu...
"Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.
Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.
-
- Xoan
- Một loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với nhiều yếu tố kết hợp: nhạc, hát, múa. Hát xoan thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở Phú Thọ.
Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy; toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).