Cái ngủ mày ngủ cho say
Mẹ mày vất vả chân tay suốt ngày
Bắt được một giỏ cá đầy
Bán đi mua gạo cho mày nấu ăn
Tìm kiếm "chán vạn"
-
-
Cũng vì hai ngả cách xa
-
Anh nói em cũng nghe anh
Anh nói em cũng nghe anh
Bát cơm đã trót chan canh mất rồi
Nuốt đi đắng lắm anh ơi
Bỏ ra thì để tội trời ai mang -
Muốn ăn cơm trắng canh cần
Dị bản
-
Yêu anh hay chẳng yêu anh
Yêu anh hay chẳng yêu anh
Bát cơm em trót chan canh mất rồi
Nuốt vào đắng lắm anh ơi
Nhả ra thì sợ tội trời ai mang. -
Xa xôi ai có tỏ tường
Xa xôi ai có tỏ tường
Gần thì lại thấy chán chường dửng dưngDị bản
-
Ù à ù ập
Ù à ù ập
Nước chảy tràn ngập
Cả vũng chân trâu
Chị đỏ đi đâu?
Đi cày đi cấy
Bắt được con bấy
Đem về nấu canh
Băm tỏi băm hành
Xương sông lá lốt
Băm cho đầy thớt
Nấu cho đầy nồi
Đặt lên vừa sôi
Bắc xuống vừa chín
Chàng về chàng hỏi
Được mấy bát canh?
Tôi chiềng với anh
Được ba bốn bát
Đừng có xáo xác
Mà xóm giềng nghe
Để ra ăn de
Được ba bốn bữa. -
Đường đi loanh quanh ngoắt ngoéo
-
Ai về qua cửa Đề Gi
-
Nói ra dạ giữ lấy lời
-
Ngang lưng thì giắt su hào
-
Chị em đã quyết chẳng chùn
Chị em đã quyết chẳng chùn
Hai vai áo ướt chân bùn đường trơn
Đường trơn thì mặc đường trơn
Em gánh thóc thuế chàng sờn hai vai
Trời mưa cho ướt lá khoai
Thóc em không ướt vì ngoài lá che
Đường xa chân bước tai nghe
Tin vui chiến thắng đưa về khắp nơi -
Đã xấu lại đen
Đã xấu lại đen
Đã kém nhan sắc lại hèn chân đi -
Được kiện mười bốn quan năm
-
Yêu nhau xa mấy cũng gần
Yêu nhau xa mấy cũng gần
Ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa -
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân ở nhà
Làng tuần vừa thịt con gà
– Con ơi, bỏ gậy cho cha đi tuần!Dị bản
Cốc, cốc đánh mõ đi tuần
Cha mi nói dối đau chân nằm nhà
Ngày mai làng làm thịt gà
– Con ơi đưa gậy cho cha đi tuần!Cốc cốc đánh mõ đi tuần
Cha tôi bị ngã đau chân ở nhà
Nghe làng làm thịt con gà
– Con ơi vác gậy cho cha đi tuần!
-
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Mắt em như lưỡi kiếm thần
Nhìn giặc xuyên suốt từ chân đến đầu
Nhìn anh như có phép màu
Như xoa như bóp chỗ đau lại lành. -
Chưa được thì hứng bằng rá
-
Giàu nghèo cũng cứ chơi xuân
-
Nu na nu nống
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở hội thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Trinh Tiết
- Tên nôm là làng Sêu, một làng nay thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Làng nằm bên bờ sông Đáy, có nghề chăn tằm đã được gìn giữ từ mấy trăm năm nay.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Đồng Lũng
- Một làng thuộc xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia làng có nghề đan thúng mủng giần sàng.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Tân khổ
- Cay đắng, khổ sở (từ Hán Việt, thường dùng trong văn chương cổ).
-
- Đỏ
- Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Bấy
- Cua mới lột xác, vỏ còn mềm (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Chiềng
- Trình, trình bày (từ cổ).
-
- Xáo xác
- Xào xạc, lao xao.
-
- Ăn de
- Ăn nhín, ăn dè.
-
- Đề Gi
- Một làng biển thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nằm ngay cửa nơi vịnh Nước Ngọt ăn thông ra biển. Đề Gi nổi tiếng với nghề làm muối và nước mắm, và hiện nay cũng đang là một cảng biển tấp nập.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Phủ Giầy
- Cũng ghi là Phủ Dầy hay Phủ Giày, một cụm đền chùa tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh... Hằng năm tại đây tổ chức hội Phủ Giầy vào tháng 3 âm lịch.
-
- Chùa Đại Bi
- Dân gian gọi là chùa Bi, một ngôi chùa tọa lạc tại thôn Giáp Ba, thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, thờ thiền sư Đạo Hạnh. Từ lâu chùa Đại Bi đã trở thành nơi du ngoạn của khách thập phương, nhất là vào dịp hội chùa đầu xuân từ 20 đến 23 tháng Giêng âm lịch.