Dây nhờ cây dây lên cao
Dây cao dây lại cười sao cây lùn
Tìm kiếm "Cưỡi công"
-
-
Ông giẳng ông giăng, ông giằng búi tóc
Ông giẳng ông giăng
Ông giằng búi tóc
Ông khóc ông cười
Mười ông một cỗ
Đánh nhau lỗ đầu
Đi cầu hàng huyện
Đi kiện hàng phủ
Một lũ ông già
Mười ba ông điếc -
Vàng tâm xuống nước vẫn tươi
-
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối -
Anh ngồi đầm Ô ngó vô cửa Mỹ
-
Sắc kia nào có mê ai
Sắc kia nào có mê ai
Ớ người mê sắc chớ cười sắc mê -
Ông giẳng ông giăng
Ông giẳng ông giăng
Ông giằng búi tóc
Ông khóc ông cười
Ông lười đi trâu
Mẹ ông đánh đau
Ông ngồi ông khóc
Ông phóc xuống đây
Dung dăng dung dẻ. -
Ngửa tay lấy tấm vàng mười
-
Hai hàng nước mắt tuôn rơi
Hai hàng nước mắt tuôn rơi
Khóc lên thì sợ bạn cười đôi ta
Việc này tại mẹ cùng cha
Tại chú cùng bác ông bà anh em
Mặc ai chia phận rẽ duyên
Đôi ta cứ giữ lời nguyền sắt son -
Bao giờ cho đến tháng mười
Bao giờ cho đến tháng mười
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn -
Tới đây đất khách quê người
Tới đây đất khách quê người
Cái thương cũng sợ cái cười cũng ghê -
Đầu làng cây duối
Đầu làng cây duối,
Cuối làng cây đa
Cây duối anh để làm nhà
Cây đa bóng mát nàng ra anh chào
Đôi tay nâng cái khăn đào
Bằng khi hội hát anh trao cho nàng
Túi anh những bạc cùng vàng
Để anh kéo nhẫn cho nàng đeo tay
Dù ai bấu chí nàng bay
Thì nàng phải giữ nhẫn này cho anh
Dù ai bẻ lá vin cành
Thì nàng phải nhớ lời anh dặn dò -
Đầu làng cây duối
Đầu làng cây duối,
Cuối làng cây đa
Ngõ em cây nhãn,
Ngõ ta cây đào
Có thương mới bước chân vào
Không thương có đón có chào cũng không -
Đầu làng cây duối
-
Ban đêm oi bức mặt trời
Ban đêm oi bức mặt trời
Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao
Ban đêm nắng đỏ hồng hào
Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời -
Rung rinh nước chảy qua đèo
-
Con cò là con cò vàng
-
Mai mốt em về lấy chồng
Mai mốt em về lấy chồng
Sang sông đã có thuyền rồng cưỡi chơi -
Trai làng có thiếu gì đâu
-
Ở sao cho xứng làm người
Chú thích
-
- Vàng tâm
- Còn gọi là cây mỡ, một loại cây thuộc họ Mộc lan, cho gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, không nứt nẻ hoặc biến dạng khi khô, được dùng làm đồ nội thất, mỹ nghệ, đóng quan tài.
-
- Ô Loan
- Một đầm nước lợ thuộc tỉnh Phú Yên, dưới chân đèo Quán Cau, lấy nước từ sông Cái và một số sông nhỏ khác. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Đây là một thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam, một danh lam tiêu biểu của tỉnh.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Long Thủy
- Tên cũ là Mỹ Á, một ngôi làng trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nằm sát biển, nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thủy rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn. Tại đây có bãi biển Long Thủy, nhìn ra xa là cụm Hòn Chùa, Hòn Than và Hòn Dứa.
-
- Lá trầu lương
- Lá trầu nằm ở sát gốc, mọc ra từ thân chính của dây trầu. Lá trầu lương dày, xanh thẫm, chỉ dùng để làm thuốc, không dùng để ăn.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Duối
- Loại cây mộc, cỡ trung bình, thân khúc khuỷu, nhiều cành chằng chịt, có mủ trắng. Lá duối ráp dùng làm giấy nhám làm nhẵn mặt gỗ. Duối được dùng làm vị thuốc và trồng trong chậu nhỏ làm cây cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Bài này có lẽ là dị bản của bài Năm xưa anh ở trên trời.
-
- Trái lí
- Trái với lí lẽ thông thường (nước chảy qua đèo, bà già cưới chồng).
-
- Xẩm
- Một loại hình dân ca từng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu...
"Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.
Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.
-
- Xoan
- Một loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với nhiều yếu tố kết hợp: nhạc, hát, múa. Hát xoan thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở Phú Thọ.
Theo khảo sát của tỉnh Phú Thọ, hiện còn khoảng 70 nghệ nhân hát xoan, nhưng chỉ có khoảng 10 người có khả năng truyền dạy; toàn tỉnh có khoảng gần 100 người tham gia các phường xoan, nhưng chỉ khoảng 50 người biết hát. Các di tích như đình, miếu, nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan từ xa xưa nay chỉ còn khoảng hơn 10 di tích.
-
- Vỏng vảnh
- Như đỏng đảnh.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Bụng.