Chữ rằng “quân tử tạo đoan”
Vợ chồng là nghĩa đá vàng trăm năm
Tìm kiếm "đa mang"
-
-
Sông Ba chảy xuống Đà Rằng
-
Ai ơi thương lấy cho ta
-
Vè chồng chung
Chồng chung khó lắm ai ơi!
Ai bước chân vô đó,
Không ăn ngồi được mô!
Quyền bán với quyền mua
Thời là em không có,
Đâm gạo với xay ló,
Thời là em đã có phần,
Đập đất với khiêng phân,
Đâm xay, rồi nấu nướng.
…
Gẫm như bọn người ở,
Chỉ sáu tháng thời thôi,
Cái thân em ở đời,
Hỏi làm sao chịu được?
Chồng sai đi múc nước,
Vợ bảo lấy que tăm.
Trải chiếu toan đi nằm,
Đọi dì hai chưa rửa … -
Trót đà ngọc ước vàng thề
-
Đá dầu nát, vàng dầu phai
Đá dầu nát, vàng dầu phai
Trăm năm duyên nợ chẳng sai chút nào -
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Lấy vợ này vợ nữa cũng xong -
Chàng đà rảnh nợ dương di
-
Đá vàng đây giữ một màu
-
Hỡi ai đi ngược về xuôi
-
Chồng em vốn kẻ đa tình
Chồng em vốn kẻ đa tình
Già không bỏ nhỏ không tha
Xấu như ma hắn cũng hú hí
Xấu như quỷ hắn cũng ăn nằm -
Bây giờ hỏi thật câu này
-
Gan khô ruột héo như dưa
Gan khô ruột héo như dưa
Chàng đà bạc nghĩa, thiếp chưa dứt tình -
Ba cô mà đứng thong dong
Ba cô mà đứng thong dong
Tôi lấy cô giữa mất lòng cô bên -
Dòng sông lai láng có con nước bạc
Dòng sông lai láng có con nước bạc
Anh có vợ rồi, còn gạt em chi -
Chém đầu thằng Trích
Dị bản
-
Vắng chồng thì lại có chồng
Vắng chồng thì lại có chồng
Việc gì mà chịu nằm không một mình -
Chim kêu dưới suối Đá Dàn
-
Muối đổ lòng ai nấy xót
Muối đổ lòng ai nấy xót
-
Năm canh trằn trọc xốn xang
Chú thích
-
- Quân tử tạo đoan
- Lấy từ Trung Dung, một trong Tứ Thư: Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ; cập kỳ chí dã sát hồ thiên địa (Đạo của người quân tử khởi đầu mối từ đạo vợ chồng, đến chỗ cùng cực của đạo ấy thì thấu triệt trời đất).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Sông Ba
- Tên phần thượng lưu của sông Đà Rằng, con sông bắt nguồn từ dãy Ngọc Rô của tỉnh Kon Tum, chảy qua ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, vựa lúa lớn nhất miền Trung với diện tích hơn 20.000 ha.
-
- Sông Đà Rằng
- Tên phần hạ lưu của sông Ba, một con sông chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung là Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ tiếng Chăm Ea Rarang, nghĩa là "con sông lau sậy."
-
- Đắk Lắk
- Cũng viết là Darlac hay Đắc Lắc, một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, ở độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, với tỉnh lị là thành phố Buôn Mê Thuột. Tên gọi Đắk Lắk theo tiếng M'nông nghĩa là "hồ nước." Đắk Lắk là nơi gìn giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Sơn khê
- Núi (sơn) và khe nước chảy (khê). Chỉ vùng rừng núi.
-
- Dương di
- Dương gian (phương ngữ Phú Yên).
-
- Bố vi
- Bủa vây.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Chương Đài
- Tên một con đường ở thành Trường An (Trung Quốc) thời Đường, nơi có nhiều lầu xanh. Nhà thơ Hàn Hoằng cưới một kĩ nữ họ Liễu làm vợ, nhà ở đường Chương Đài. Hàn Hoằng đi Thanh Châu nhậm chức, ba năm không về được, chỉ gửi cho vợ bài thơ: "Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, tích nhật thanh thanh kim tại phủ? Túng sử trường điều y cựu thùy, dã ưng phan chiết tha nhân thủ." (Liễu Chương Đài, Liễu Chương Đài, ngày trước xanh xanh giờ ở đâu? Dẫu rằng cành dài rủ như xưa, cũng tay người khác vin bẻ rồi). Liễu thị cũng làm thơ đáp lại. Về sau, Liễu thị bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt làm thiếp. Một tráng sĩ là Hứa Tuấn dùng bài thơ cũ của Hàn Hoằng làm tin, liên lạc với Liễu thị, rồi lập mưu cứu nàng đưa về sum họp với Hàn Hoằng.
Cụm khách Chương Đài dùng để chỉ người yêu, và liễu Chương Đài chỉ sự xa cách của hai người đang yêu.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
(Truyện Kiều)
-
- Đa Hòa
- Tên một ngôi đền thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Chử Đồng Tử và là nơi diễn ra lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung vào tháng hai âm lịch hàng năm.
-
- Song đường
- Thung đường và huyên đường, chỉ cha và mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Đá Dàn
- Tên một con suối phát nguyên ở vùng núi Phú Lạc, thuộc Bình Khê (tỉnh Bình Định), chảy xuống Kiên Ngãi, Thuận Yên, rồi chảy ra suối Thuận Ninh. Suối còn một tên nữa là suối Cây Cóm.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.