Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, Mai
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Dị bản
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Gái nào là gái chẳng vì chồng hay ghen
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, Mai
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Gái nào là gái chẳng vì chồng hay ghen
Dầu rằng da trắng tóc mây
Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa
Vợ ta dù có quê mùa
Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng
Cây đa cũ, con yến rũ, cây đa tàn
Bao nhiêu lá rụng thương nàng bấy nhiêu
Một tay hai trái khó bưng
Muốn bưng trái nọ thì đừng trái kia
Gặp đây anh hỏi thực nàng
Còn không hay đã đá vàng cùng ai
Còn không để chúng anh chờ
Hay là đã có nơi nhờ thì thôi
Dạ chàng như đám quân quan
Dạ em như cánh hoa tàn dầm sương
Biết rằng chàng có lòng thương
Hay là cợt giễu ngoài đường mà thôi?
Gió đưa buồng chuối sau hè
Lăm le con chị, dò dè con em
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)