Điên điển mà đem muối chua
Ăn cặp cá nướng đến vua cũng thèm!
Tìm kiếm "mười hai"
-
-
Bà già tuổi tám mươi tư
Bà già đã tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ đưa thư kén chồngDị bản
Bà già tuổi tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ viết thư tìm chồng
-
Chồng lên tám vợ mười ba
-
Muốn ăn lúa tháng mười
Muốn ăn lúa tháng mười,
Trông trăng mùng tám tháng tư. -
Còn duyên năm nguyền mười hẹn
Còn duyên năm nguyền mười hẹn
Hết duyên một hẹn cũng không -
Ra về chín nhớ mười thương
Ra về chín nhớ mười thương
Bước chân lên ngựa cầm cương dùng dằng -
Gạo chợ một tiền mười thưng
-
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Không mặt mình, ăn cá cũng héo hon trong lòng -
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Có mặt mình ăn muối cũng ngon
Không mặt mình, ăn cá cũng héo hon trong lòng -
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
-
Một mẹ nuôi chín mười con
Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹDị bản
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
-
Một mẹ nuôi được mười con
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chẳng biết cửa nhà là đâu
Nào con, nào rể, nào dâu
Trai thì sợ vợ, gái âu nể chồng -
Trên chùa có tiểu mười ba
Trên chùa có tiểu mười ba,
Sư ông mười bốn, vãi già mười lăm,
Muốn cho một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.Dị bản
Nay mười tư, mai lại mưởi rằm
Ai muốn ăn oản thì năng lên chủa
Lên chùa thấy tiểu mười ba,
Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm,
Mong sao một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.
-
Thấy cô tóc tựa muối tiêu
-
Một cột mà chín mười kèo
-
Một cột mà chín mười kèo
-
Đành rằng cơm nguội muối vừng
-
Cơm nguội ăn với muối vừng
-
Ba trăng là mấy mươi hôm
-
Tiếc thay con gái mười ba
Tiếc thay con gái mười ba
Liều thân mà lấy ông già sao đang
Chú thích
-
- Điên điển
- Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Dưa khú
- Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Rơ
- Ra (phương ngữ).
-
- Thợ thổ
- Thợ đào đất.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.