Nọc người bằng mười nọc rắn
Tìm kiếm "mười hai"
-
-
Tay bưng đĩa muối tay bợ sàng rau
Dị bản
Tay bưng dĩa muối, sàng rau
Người ơi xin hãy thương nhau trọn đời
-
Tay cầm nắm muối quả mơ
-
Thân anh ba mươi mốt tuổi đầu
Thân anh ba mươi mốt tuổi đầu
Vợ anh chưa có
Đêm nằm vò võ
Một xó giường không
Có cực hay không?
Có thảm hay không?
Người năm bảy vợ, người không vợ nào -
Mồm năm miệng mười
Mồm năm miệng mười
-
Tay bưng dĩa muối, chén tương
-
Tay bưng dĩa muối, sàng rau
Tay bưng dĩa muối, sàng rau
Người ơi xin hãy thương nhau trọn đời -
Chín bỏ làm mười
Chín bỏ làm mười
-
Cái cầu ba mươi sáu nhịp
-
Tay bưng dĩa muối mắm lầm
Dị bản
Tay bưng một dĩa mắm lầm
Vừa đi vừa hát, té cái ầm xuống sông
-
Vua Lê ba mươi sáu tàn vàng
-
Đừng khinh dưa muối tương cà
Đừng khinh dưa muối tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà tự do -
Khoai lang chấm muối ăn bùi
-
Biết sự trời mười đời khỏi đói
Biết sự trời, mười đời khỏi đói
-
Con tôm rim muối thì bùi
Con tôm rim muối thì bùi
Con cá rim muối mất mùi không ngon -
Nặng tình hạt muối Sa Huỳnh
-
Năm nay đắt muối rẻ cà
Năm nay đắt muối rẻ cà
Đàn ông thì ít, đàn bà tám khênh -
Cá không ăn muối cá ươn
Cá không ăn muối cá ươn,
Chồng cãi lại vợ, ra đường bơm xe -
Chùa Cao ba mươi sáu pho tượng bụt ngồi
-
Anh dạo chơi mười tám nước chư hầu
Chú thích
-
- Bợ
- Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Thủy chung như nhất
- Trước sau như một (chữ Hán).
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ông Ầm.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xạ hương
- Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Trà Quế
- Tên một ngôi làng nằm cách phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Tại đây có nghề truyền thống là trồng rau, nên còn gọi là làng rau Trà Quế.
-
- Chùa Nhiễu Long
- Tên dân gian là chùa Cao, một ngôi chùa cổ nay thuộc địa phận thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây một ngôi chùa lớn nhất huyện Hương Sơn.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Ăn nói cơ cầu
- Ăn nói rắc rối, phức tạp (phương ngữ Nam Bộ).