Mèo hoang lại gặp chó hoang
Anh đi ăn trộm gặp nàng nhổ khoai
Tìm kiếm "chợ Tết"
-
-
Sông sâu cá lội mất tăm
-
Thẩn thơ đứng gốc cây mai
-
Ẵm em lên võng mà đưa
Ẵm em lên võng mà đưa
Để mẹ đi chợ mua dừa về ăn -
Giả đò buôn hẹ bán hành
-
Trách lòng con chó nhỏ sủa dai
Trách lòng con chó nhỏ sủa dai
Sủa nguyệt sơn đài, sủa bóng trăng thanh
Trăng thanh vì bởi không mây
Đôi ta gặp gỡ vì dây tơ hồng
Dây tơ hồng không xe mà mắc
Rượu Quỳnh tương không nhắp mà say
– Thuận lòng con chó nhỏ sủa dai
Sủa nguyệt sơn đài, sủa núi trơn lu
Trơn lu vì bởi đám mây
Đôi ta trắc trở vì dây tơ hồng
Dây tơ hồng đứt rồi khó nối
Hai đứa mình hai đứa hai nơi -
Chợ Sài Gòn cẩn đá
-
Chó chui gầm chạn
-
Tay em cầm nắm nhang, cây tắt, cây đỏ
-
Chợ Giồng triệt một thằng Tây
-
Bãi cỏ lau khô sầu ai rã rượi
-
Tiếc thay con thỏ nằng nằng
-
Anh chưa có vợ như chợ chưa có đình
-
Đó với đây như rồng mây gặp hội
-
Cái cò là cái cò kì
Cái cò là cái cò kì
Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô.
Đêm nằm thì ngáy o o
Chưa đi đến chợ đã lo ăn quà
Hàng bánh hàng bún bày ra
Củ từ khoai nước cùng là cháo kê
Ăn rồi cắp đít ra về
Thấy hàng chả chó lại lê trôn vào
Chả này bà bán làm sao?
Ba đồng một gắp lẽ nào không mua
Nói dối rằng mua cho chồng
Đến giữa quãng đồng ngả nón ra ăn
Ăn rồi xúc miệng xỉa răng
Về nhà đau quặn đau quăn dạ này
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này những chả cùng nem
Cô nàng nói dối đã quen
Nào tôi ăn chả, ăn nem bao giờ?Dị bản
Con cò là con cò kì
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
Về sau lấy cháu ông đồ
Thầy mẹ thách cưới ba bồ khoai lang
Một bồ thì để phần làng
Hai bồ thì để họ hàng ăn cheo.
-
Bà già đi chợ Cầu Đông
-
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn màyDị bản
Chó cắn chẳng cắn chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày
-
Chợ phiên ngày bảy, ngày hai
-
Gái đâu có gái lạ lùng
-
Đố eng con tít mấy chân
Chú thích
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Chợ Cống
- Một cái chợ được lập từ đầu thế kỉ XX, thuộc phường Phú Hội, thành phố Huế.
-
- Nguyệt sơn đài
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nguyệt sơn đài, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Quỳnh tương
- Lấy từ Quỳnh tương ngọc dịch. Quỳnh là ngọc đẹp, còn tương và dịch là cách gọi chất lỏng. Thành ngữ này có nghĩa là "rượu làm bằng ngọc đẹp." Người xưa cho rằng rượu làm từ ngọc ra mà uống thì có thể thành tiên. Quỳnh tương vì thế chỉ loại rượu rất quý.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Chợ Rạch Giá
- Chợ thuộc vùng Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20, nằm gần 2 con sông Cái Lớn và Cái Bé. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, Nguyễn Trung Trực đã bị thực dân Pháp xử chém tại đây, và sau này người dân đã dựng tượng ông ở đây. Ngày nay chợ đã được giải tỏa làm công viên trung tâm.
-
- Xi măng
- Từ mượn của tiếng Pháp ciment, trước đây cũng gọi là xi-mon.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Chạn
- Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.
-
- Chó chui gầm chạn
- Thân phận hèn kém khi phải nhờ cậy người khác.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Giồng
- Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
-
- Triệt
- Tiêu diệt cho hết.
-
- Mộ
- Mến phục.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Cá chốt
- Một loài cá có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, dai và thơm, được chế biến thành rất nhiều món ngon hoặc để làm mắm. Cá chốt có ngạnh nhọn, đâm phải sẽ gây đau nhức. Tên gọi loài cá này bắt nguồn từ tiếng Khmer trey kanchos.
Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.
-
- Duyên tiền định
- Duyên số đã được định sẵn từ kiếp trước, theo quan niệm nhà Phật.
-
- Nằng nằng
- Kiên trì, quyết làm một điều gì đó cho bằng được (cũng như nằng nặc).
-
- Bấy chầy
- Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Khá
- Nên (từ cổ). Trong văn thơ cổ ta cũng hay gặp cụm từ "chớ khá," nghĩa là "không nên, không được."
-
- Cầu Đông
- Một cây cầu bắc qua con hào Sào Khê xuyên dọc kinh đô Hoa Lư và hiện tại là cửa ngõ phía đông vào khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cầu Đông nằm trên đường cửa đông còn cầu Dền nằm gần cửa bắc, kẹp giữa chúng là chợ Cầu Đông với phố Chợ dài 500m.
-
- Nghĩa Hành
- Địa danh nay là huyện trung du duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Tam Bảo
- Tên một phiên chợ ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Chợ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người Kinh và người Thượng thuộc các quận Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và Sơn Hà. Đây có lẽ là phiên chợ xuất hiện lâu đời nhất tại Quảng Ngãi và còn tồn tại mãi cho đến sau này. Không rõ đích xác chợ xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào, và nơi họp đầu tiên là ở đâu, nhưng đến đời vua Tự Đức thì chợ chính thức tọa lạc tại Kim Thành Hạ (Nghĩa Hành). Chợ họp ngày mồng hai và mồng bảy âm lịch mỗi tháng, với nhiều mặt hàng, trong đó nổi tiếng có chè bó, chè búp.
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Chao
- Dùng rổ sâu, giậm, cái chao mà múc, xúc hay hớt lấy vật gì.
-
- Eng
- Anh (phương ngữ Quảng Bình).
-
- Tít
- Con rết (phương ngữ).
-
- Đầu Mâu
- Một ngọn núi cao 763 mét ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Có tên gọi như vậy vì ngọn núi giống như mão đầu mâu (loại mũ trụ bao quanh đầu, trên đỉnh có chóp nhọn). Năm 1630, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai nhà quân sự Đào Duy Từ tổ chức đắp lũy Thầy dài 18 km từ Đồng Hới đến núi Đầu Mâu để ngăn chặn quân Lê-Trịnh từ Bắc kéo vào.
-
- Trượng
- Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
-
- Chợ Dinh Xuân
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Dinh Xuân, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ngài
- Người (phương ngữ Bắc Trung Bộ).