Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta đều ướt dầm dề cả hai
Mưa sa trên núi mưa về
Dị bản
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta ướt áo dầm dề cả hai
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta đều ướt dầm dề cả hai
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta ướt áo dầm dề cả hai
Nhà anh nhà ngói
Nhà em nhà lá
Em đâu dám gá vợ chồng
Nồi đất mà đậy vung đồng ai coi?
– Nàng nói sao không nghĩ rạch ròi
Bình sành người ta còn dùng nắp thiếc
Sao nàng không xét không soi cho tôi nhờ
Có chồng mà cũng như không
Có phen say rượu đắm sông cho rồi
Gió đưa bụi chuối tùm lum
Mẹ anh như hùm ai dám làm dâu
Ai phụ tôi đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo đâu dám phụ ai
Tưởng giếng sâu tôi nới sợi dây dài
Ngờ đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây
Hỡi người mặc áo nhuộm nâu
Tay bưng cơi trầu đi dạm gái choa
Bưng vô rồi lại bưng ra
Trai bây cờ bạc, gái choa không màng
Gái choa là gái vẻ vang
Khoét một cổ yếm khuyênh khoang ba vòng
Trai bây như con mòng mòng
Ăn rồi tắm mát chơi rong cả ngày
Gái choa như ngọn trầu cay
Ăn vào một miếng thơm bay nhiều mùi …
Nói thì tỏ vẻ hung hăng
Đến bữa tối trời không dám ra sân
Đi xa anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ tình bố mẹ yêu thương
Nhớ mảnh vườn, nhớ con đường quen thân
Nhớ nhà em cách khoảng sân
Hoa cau thơm ngát mỗi lần gió đưa
Nhớ nhiều những sớm những trưa
Đổi công em cấy, cày bừa anh lo
Nhớ đồng xanh mỏi cánh cò
Con đê bến cũ con đò ngày xưa.
Thề thì thề gái thề trai
Thề đâu chết đó nào ai dám thề
Tiếng đồn quả thiệt chẳng sai
Có người nói láo không ai dám bì
Lội ngang qua biển một khi
Thấy tàu đương chạy tôi ghì ngừng như không
Lên rừng tôi vác đá hàn sông
Gặp cọp tôi bồng về để nuôi chơi
Nhà tôi có trồng một bụi cải trời
Lá bằng cái sịa kinh thời tôi quá kinh
Dưa gang của tôi cái hột bằng cái chình
Sức tôi một mình ăn hết nồi ba
Tôi trồng chơi có một dây khổ qua
Nó ra một trái tôi xách mà năm ky …
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát quên sao trên trời
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.