Tìm kiếm "vu quy"
-
-
Xin đừng thấy quế phụ hương
-
Rồng chầu ngoài Huế
Rồng chầu ngoài Huế
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây
Tới đây thì ở lại đây
Khi nào bén rễ xanh cây thì về.Dị bản
-
Giấc mộng Nam Kha
-
Trời mưa mát đất
Trời mưa mát đất, con cá lóc (nó) thoát khỏi nò
Cả tiếng kêu người nghĩa trên bờ,
(Vậy chớ) mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.Dị bản
Trời mưa mát đất con cá lóc nó thoát khỏi nò
Mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.
-
Trời mưa răng rắc nước mắt chảy liên tu
Trời mưa răng rắc, nước mắt chảy liên tu
Rượu cầm tay uống giải sầu tư
Kiếp này không đặng, đi tu cho rồi!Dị bản
Ông trời mưa răng rắc, nước mắt chảy lưu liên
Rượu cầm tay uống giải buồn phiền
Kiếp này không gặp anh nguyền kiếp sau.
-
Hoa thơm trồng dựa cành rào
Dị bản
Hoa thơm trồng dựa hàng rào
Gió nam, gió bắc gió nào cũng thơm.
-
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chó đâu chó sủa chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn màyDị bản
Chó cắn chẳng cắn chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày
-
Khi vui thì vỗ tay vào
-
Than rằng: Khát đứng bờ ao
Dị bản
-
Ăn thì ăn những miếng ngon
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm -
Có vất vả mới thanh nhàn
-
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Kẻ kéo cho chết, người không động mình -
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
-
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời làm chiDị bản
Hoa thơm ai dễ bỏ rơi
Người khôn ai nỡ nặng lời với ai
-
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời -
Người khôn ai nỡ roi đòn
Người khôn ai nỡ roi đòn
Một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay -
Lọ là thét mắng mới nên
-
Kình nghê vui thú kình nghê
-
Ở cho phải phải phân phân
Chú thích
-
- Nhân
- Lòng tốt, lòng yêu thương người.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Tế
- Chạy lồng lên, chạy nước đại.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Giấc mộng Nam Kha
- Những ước mơ, giấc mộng không tưởng, hư ảo. Tiểu sử Nam Kha Thái Thú của tác giả Lý Công Tá đời Đường (Trung Quốc) kể: Thuần Vu Phân say rượu, nằm lăn ra ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình bước vào thân hòe, sang một thế giới khác, ở một nước tên Đại Hòe. Ông đỗ đạt, thăng quan làm Thái Thú ở quận Nam Kha nước này. Nhưng con đường công danh, binh nghiệp chẳng mấy chốc tiêu tan. Thuần Vu Phân tức giận, tỉnh giấc thì lần theo giấc mơ, tìm lại nước Đại Hòe, nhưng trong gốc hòe chỉ thấy một ổ kiến.
-
- Nò
- Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Liên tu
- Tua nhị của hoa sen, ý nói "không ngừng", lấy từ thành ngữ Liên tu bất tận (tuôn ra không dứt như tua sen).
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Gió chướng
- Một loại gió ở miền Nam, thổi ngược hướng sông Tiền, sông Hậu nên gọi là gió chướng. Gió thường thổi vào buổi chiều, trong khoảng thời gian bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau.
-
- Bánh vẽ
- Hình vẽ chiếc bánh. Nghĩa bóng chỉ thứ trông có vẻ tốt đẹp nhưng không có thật, chỉ đưa ra để lừa bịp.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- Thanh nhàn
- Thảnh thơi, sung sướng.
-
- Tàn
- Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Siết cạnh
- Nghiêm khắc.
-
- Roi song
- Roi làm bằng cây song, một loại cây họ gỗ, giống cây mây nhưng to và dài hơn. Đánh bằng roi song rất đau. Thời xưa khi tra tấn người ta còn đánh bằng roi song ngâm muối.
-
- Kình nghê
- Cá voi đực (kình) và cá voi cái (nghê). Chỉ những loài cá dữ.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”