Ông hương, ông lí bên lương
Ông trùm bên giáo, ai thương tôi nào
Công điền cấp được một sào
Nửa đắp đường cái, nửa đào ao chung
Bốn mùa trống giục thùng thùng
Quan bắt nộp thuế lạ lùng tôi chưa
Tìm kiếm "trưởng thành"
-
-
Cây không trồng không tiếc, con không đẻ không thương
Cây không trồng không tiếc
Con không đẻ không thươngDị bản
-
Trắng như trứng gà bóc
Trắng như trứng gà bóc
-
Bụi lúa trồng bằng đồng lúa gieo
Bụi lúa trồng bằng đồng lúa gieo
-
Giàu đặng trung đặng hiếu, khó mất thảo mất ngay
Giàu đặng trung, đặng hiếu
Khó mất thảo, mất ngay -
Kiến đen tha trứng lên cao
Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to -
Nước có khi trong khi đục
Nước có khi trong khi đục
Người có kẻ tục người thanh -
Đứng núi này trông núi nọ
Đứng núi này trông núi nọ
-
Kín cổng cao tường
Kín cổng cao tường
-
Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa
Nâng như nâng trứng,
Hứng như hứng hoa -
Nước đục bụi trong
Nước đục bụi trong
-
Gái một con trông mòn con mắt
Gái một con trông mòn con mắt,
Gái hai con vú quặt về sau,
Gái ba con chỉ đâu ngồi đấy. -
Nước có khi trong khi đục
-
Xấu mặt xin tương
-
Quyền cao chức trọng
Quyền cao chức trọng
-
Thấy sương mà thương cho chè
-
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi
Dị bản
Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây
Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây
-
Thưa con lớn trứng
Thưa con lớn trứng
-
Nước nhờ phèn mới trong, gái nhờ chồng mới có
-
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy
Chú thích
-
- Hương
- Tên gọi chung của một số chức tước ở cấp xã dưới thời Nguyễn, ví dụ hương chánh làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái, hương quản chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu, hương thân làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục...
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Công điền
- Ruộng chung (chữ Hán).
-
- Sào
- Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Vinh
- Tươi tốt, vẻ vang (từ Hán Việt).
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Phèn chua
- Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.