Giàu trong làng trái duyên không ép
Khó nước người phải kiếp cũng theo
Tìm kiếm "trưởng thành"
-
-
Đói trong ruột không ai biết
-
Vô thưởng vô phạt
Vô thưởng vô phạt
-
Trấu trong nhà, thả gà đi đâu
-
Nước trong không có cá
Nước trong không có cá
Người tốt quá không ai chơi -
Cứ tưởng đầu đường thương xó chợ
-
Bỏ thì thương, vương thì tội
Bỏ thì thương, vương thì tội
-
Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau
Dị bản
Thiếu đất trồng dừa
Thừa đất trồng cau.
-
Đi guốc trong bụng
Đi guốc trong bụng
-
Dùi đánh đục thì đục đánh săng
-
Múa tay trong bị
Dị bản
Múa tay trong bụng
-
Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra
Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra
-
Mở cờ trong bụng
Mở cờ trong bụng
-
Tay đánh trống, mồm hò làng
Tay đánh trống
Mồm hò làng -
Ma không thương người ốm, trộm không thương người nghèo
Ma không thương người ốm,
Trộm không thương người nghèo -
Gái lớn trong nhà như ma chưa cất
Gái lớn trong nhà như ma chưa cất
-
Cháu ngoại thương dại thương dột
Cháu ngoại thương dại thương dột
Cháu nội chẳng vội gì thương -
Có Phật trong nhà đi cầu ma ngoài đường
-
Triều đình trọng tước, hương ước trọng xỉ
-
Bạc vạn trong tay không bằng một nghề trong bụng
Bạc vạn trong tay không bằng một nghề trong bụng
Chú thích
-
- Trấu
- Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.
-
- Săng
- Quan tài.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Thích Ca
- Người sáng lập đạo Phật. Thích Ca (hay Thích Già) là phiên âm Hán Việt của 釋迦, từ này lại là chuyển ngữ của từ शाक्य Shakya trong tiếng Sanskrit. Shakya là tên một bộ tộc định cư ở miền bắc Ấn Độ thời cổ. Đức Phật là một thành viên của bộ tộc này, vì thế người ta còn gọi ngài là Phật Thích Ca (để phân biệt với các vị Phật khác). Trong dân gian, người ta cũng hay gọi tên ngài là Phật Tổ Như Lai.
-
- Hương ước
- Các qui ước của làng xã (từ gốc Hán).
-
- Xỉ
- Tuổi tác (từ Hán Việt).