Tìm kiếm "gió nam"
-
-
Nửa đêm sao sáng mây cao
Nửa đêm sao sáng mây cao,
Điềm trời nắng gắt, nắng gào chẳng sai
Ruộng khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu -
Xấu chả thì cũng xấu nem
-
Nửa đêm giờ Tí canh ba
-
Sống thì chẳng cho ăn nào
Sống thì chẳng cho ăn nào
Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy -
Biển Thị Nại ùn ùn sóng giận
-
Gió phất phơ, ngọn cờ phơ phất
Gió phất phơ, ngọn cờ phơ phất,
Nồi đồng trôi, nồi đất cũng trôi,
Anh với em duyên nợ rã rời,
Để cho người khác đứng ngồi với anh.Dị bản
-
Chạch bỏ giỏ cua
-
Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa
Dị bản
Bán gà tránh gió, bán chó tránh mưa
Bán gà kiêng trời gió, bán chó kiêng trời mưa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hôm qua em đi hái chè
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao
Nếu em càng giẫy, nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ.Dị bản
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió hắn đè em ra
Em xin mà hắn không tha
Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào
Đêm về lòng những khát khao
Ngày mai em lại đồi cao hái chè
-
Ăn cơm cũng thấy nghẹn
Ăn cơm cũng thấy nghẹn
Uống nước cũng thấy nghẹn
Nghe lời em hẹn ra bãi đứng trông
Biển xanh bát ngát nhìn không thấy người
Mênh mông sông nước xa vời
Biết rằng còn nhớ những lời thề xưa
Trông ai như cá trông mưa
Ngày đêm tưởng nhớ, như đò đưa trông nồm
Bậu ơi! bậu có nhớ không?
Anh trông ngóng bậu, như rồng ngóng mưaDị bản
Ăn cơm cũng nghẹn
Uống nước cũng nghẹn
Nghe lời bạn hẹn
Ra bãi đứng trông
Bãi không thấy bãi mà người không thấy người.
-
Trời mưa cho ướt lá bầu
Trời mưa cho ướt lá bầu
Vì ai nên phải đi hầu chàng ơi
Nhà vua cho lính về đòi
Đồn rằng chàng trẩy hai mươi tháng này
Tiền gạo em xếp đã dày
Đồ nai, áo nịt, quần, giày, thắt lưng
Đồn rằng chàng trẩy hay đừng
Ở nhà công việc nửa mừng nửa lo … -
Trời mưa trời gió đùng đùng
Trời mưa trời gió đùng đùng
Cha con ông Nùng đi gánh phân trâu
Gánh về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng càDị bản
-
Giã giò con cò biết bay
-
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
-
Kẻ bằm chả người gói nem
-
Nắng đan đó, mưa gió đan gàu
-
Vè kiến
Kiến lửa tập đoàn, kiến vàng ở ổ
Cao đầu lớn cổ thiệt là kiến hùm
Cắn chúng la um: kiến kim, kiến nhọt
Nhỏ như con mọt thiệt là kiến hôi
Động trời nó sôi: kiến cánh, kiến lửa
Bò ngang, bò ngửa: kiến riện đơn chai
Bò dông, bò dài, bò qua, bò lại
Kiến đực nói phải, kiến cái làm khôn
Rủ nhau lên cồn xoi hang lạch cạch
Thuở xưa, trong sách Bàn Cổ sở phân
Sanh ra chúng dân đỏ đen như kiến
Ấu tử làm biếng chẳng có mẹ cha
Không ai dạy la, nên không biết sợ -
Gạo tám xoan
-
Mắm cơm, mắm nục, mắm kình
Chú thích
-
- Con họ thịt gà, giỗ cha thịt ếch
- Đối với hạng con cháu trong họ thì làm thịt gà thết đãi, nhưng đến khi giỗ cha mình (là ngày rất quan trọng) thì lại làm thịt ếch để cúng. Đây là cách cư xử trái với lẽ thường, đáng phê phán.
-
- Kha
- Gà (tiếng cổ, hiện vẫn còn được dùng tại một số vùng ở Thanh Hóa).
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Muỗm
- Miền Nam gọi là quéo, xoài hôi, hoặc xoài cà lăm, một loại cây giống cây xoài, thân lớn, thường được trồng trong các sân đình, chùa. Quả muỗm giống vỏ xoài nhưng nhỏ hơn và chua chứ không ngọt như xoài, nên thường để nấu canh hoặc chấm muối ớt.
-
- Thị Nại
- Còn có tên là Thi Nại hoặc cửa Giã, một cửa biển nằm ở Bình Định trước kia, nay đã bị phù sa bồi lấp thành đầm Thị Nại thuộc thành phố Quy Nhơn. Tại đây từng xảy ra nhiều trận thủy chiến khốc liệt: trận Giáp Thân (1284) giữa quân Thoát Hoan (Mông Cổ) và thủy quân Chiêm Thành, các trận Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793), Kỷ Tỵ (1799)... giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn. Ngày nay Thị Nại là một danh thắng của tỉnh Bình Định.
-
- Phương Mai
- Tên một hòn núi nhỏ nằm ở phía Đông của đầm Thị Nại (trước là cửa biển Thị Nại) thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đồng thời cũng là tên bán đảo và vịnh ở đây.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Chạch bỏ giỏ cua
- Địa vị khó tránh khỏi nguy hiểm, cũng như con chạch bỏ giỏ cua thì bị cua cắp tứ phía, không tránh đâu cho thoát.
-
- Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa
- Ngày gió gà dễ bị toi, ngày mưa thì chó xấu mã.
-
- Phải gió
- Trúng gió. "Phải gió" còn là từ dùng để nguyền rủa, thường mang sắc thái đùa cợt.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Xe nước
- Công cụ làm bằng tre, có hình chiếc bánh xe, dùng để lấy nước tưới cho đồng ruộng. Tương truyền kiểu xe nước ngày nay còn thông dụng ở các tỉnh miền Trung là loại xe nước ở Ai Cập vào thế kỉ trước do Nguyễn Trường Tộ vẽ lại mang về áp dụng từ nửa cuối thế kỉ 19.
-
- Ang
- Dụng cụ để đong, đo thóc lúa, bằng gỗ, khối vuông, có nơi đan ang bằng nan tre. Dụng cụ đo gạo của người Việt rất đa dạng, tùy vùng, tùy thời và theo từng thể tích mà người ta dùng các dụng cụ khác nhau như cái giạ, cái vuông, cái yến, cái đấu, cái thưng, cái cảo, cái bơ, cái ô, cái lương, cái lon sữa bò... để đo gạo. Một ang bằng 22 lon gạo.
-
- Giò
- Món ăn làm từ thịt gia súc hoặc gia cầm giã nhuyễn, gói chặt bằng lá chuối và lạt giang rồi luộc chín. Giò là một món ăn phổ biến trong ẩm thực nước ta, với nhiều biến thể như giò lụa (chả lụa), giò thủ, giò bò...
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Trướng
- Màn. Ngày xưa, tấm màn che buồng người con gái gọi là trướng. Ngoài ra, theo Thiều Chửu: Quân đi đến đâu, căng vải lên làm rạp để nghỉ cũng gọi là trướng.
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
(Truyện Kiều)
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Nắng đan đó, mưa gió đan gầu
- Khi trời nắng dài ngày thì đan đó chờ những ngày sau trời mưa to, tôm cá đầy đồng, đem bán sẽ đắt hàng. Khi trời mưa dài ngày thì đan gàu, vì bao giờ sau khi mưa dài cũng đại hạn, lúc đó đem gàu đi bán sẽ rất chạy.
-
- Kiến lửa
- Loài kiến có đầu và thân màu đồng hoặc nâu, có râu hai nhánh rất đặc biệt. Kiến lửa thường làm ổ dưới đất, đá, cây mục... cắn đau, tạo mụn mủ.
-
- Kiến vàng
- Loài kiến nhỏ, màu vàng, đốt đau, làm tổ trên cây. Ở Tây Nguyên người ta dùng kiến vàng làm muối chấm với thịt nướng rất ngon.
-
- Kiến hùm
- Loại kiến lớn, thân màu đen, thường làm tổ trên các cây cao.
-
- Kiến gió
- Còn gọi kiến kim, loài kiến rất nhỏ, màu hơi đen, cắn rất đau, vết cắn thành mẩn to.
-
- Kiến nhọt
- Loại kiến có màu đen bóng, đốt rất đau và độc.
-
- Mọt
- Giống bọ cánh cứng có hàm khỏe, chuyên đục khoét tre, gỗ, ngũ cốc khô.
-
- Kiến hôi
- Loài kiến màu nâu hoặc đen, làm tổ dưới đất hoặc trên các cây ăn quả, thức ăn là các chất đường, mật. Kiến hôi có tên gọi như vậy do có một mùi hôi rất đặc trưng.
-
- Kiến cánh
- Kiến chúa và kiến đực thường có cánh. Tới mùa sinh sản chúng bay đi tìm nơi giao phối và lập tổ kiến mới.
-
- Kiến riện
- Loại kiến có màu nâu đen, kích thước nhỏ khoảng đầu kim. Kiến riện thường làm tổ gây hại trên các loại cây ăn quả.
-
- Đơn chai
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đơn chai, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bàn Cổ
- Vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
-
- Sở phân
- Phân chia rõ ràng (từ Hán Việt).
-
- Ấu tử
- Trẻ con (từ Hán Việt).
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Chim ra ràng
- Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
-
- Gái mãn tang
- Gái vừa hết tang chồng.
-
- Gà giò
- Gà trống mới lớn, còn non.
-
- Cá cơm
- Cũng gọi là cá duội (ruội) hay cá chi, một loại cá biển phổ biến ở Việt Nam, có thể chế biến thành các món ăn, phơi làm khô cá, hoặc làm nước mắm.
-
- Cá nục
- Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...
-
- Cá kình
- Có nơi gọi là cá rò hay cá giò, một loại cá nước lợ sống ở cửa biển. Cá kình hơi giống cá cơm, có xương mềm, vẩy óng ánh. Thịt cá kình rất thơm ngọt, thường được dùng làm mắm gọi là mắm kình hoặc mắm rò.