Tìm kiếm "già"

Chú thích

  1. Bà gia
    Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  2. Đồng canh
    Cùng tuổi (từ Hán Việt).
  3. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách
    Nước nhà hưng thịnh hay suy vong, dân thường đều phải có trách nhiệm (tục ngữ Hán Việt).
  4. Xuất giá
    Lấy chồng (từ Hán Việt)
  5. Gióng giả
    Sắp sửa (Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức).
  6. Mũ ni
    Mũ có diềm che kín hai mang tai và sau gáy, sư tăng và các cụ già miền Bắc thường hay đội.

    Đội mũ ni

    Đội mũ ni

  7. Yến lão
    Một buổi tiệc theo tục lệ xưa do chính quyền đặt ra để tiếp đãi các cụ già ngoài 70 tuổi. Tiệc được tổ chức vào ngày xuân, đặt ở đình làng nơi tỉnh lị, đình ấy được gọi là đình Yến lão.
  8. Chày giã gạo
    Ngày xưa người ta giã gạo trong cối, dùng chày. Chày là một cây gỗ cứng, nặng, đầu nhẵn, phần giữa thuôn nhỏ (gọi là cổ chày).

    Giã gạo bằng chày

    Giã gạo bằng chày

  9. Quân sư phụ
    Một quan niệm Nho giáo do Khổng Tử nêu ra, sắp xếp vai trò của vua (quân), thầy (sư), rồi mới đến cha (phụ).
  10. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  11. Thật ra tam cương giả gồm có quân thần nghĩa (vua tôi), phụ tử thân (cha con), phu phụ thuận (vợ chồng), khác với quan niệm quân - sư - phụ.
  12. Rạch Giá
    Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
  13. “Không cạn không sâu” là con rạch, tàu chìm thì phải vá. “Rạch vá” đọc theo giọng miền Nam thành Rạch Giá.
  14. Nguyễn Gia Trí
    Họa sĩ nổi tiếng thời kì đầu của mĩ thuật Việt Nam, được mệnh danh là "chả đẻ của sơn mài tân thời Việt Nam" nhờ công lao đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm của ông đã được chỉ định là Quốc bảo.

    Tác phẩm "Vườn xuân Bắc Trung Nam" của Nguyễn Gia Trí

  15. Tô Ngọc Vân
    Họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam, trong đó những tác phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến là Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen

    Tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân

  16. Nguyễn Tường Lân
    Họa sĩ nổi tiếng sĩ nổi tiếng thời kỳ đầu của nền mỹ thuật Việt Nam. Ông học khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1928-1933), thuần thục hầu hết các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, chì than, Nguyễn Tường Lân đã sáng tác nhiều tác phẩm, nhưng hầu hết đều đã thất lạc.

    "Vầng trăng ai xẻ làm đôi," một minh họa của Nguyễn Tường Lân

  17. Trần Văn Cẩn
    Họa sĩ nổi tiếng vào thời kì đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969) sau khi họa sĩ Tô Ngọc Vân hi sinh.

    Tác phẩm "Em Thúy" của Trần Văn Cẩn

  18. Nhập gia tùy tục
    Vào nhà nào thì phải theo phong tục của nhà đó. Mở rộng ra, đến nơi nào thì phải theo phong tục tập quán của nơi đó.
  19. Tài gia
    Tài chủ, chủ tài sản, còn hiểu là người có của cho vay.
  20. Công giáo
    Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.

    Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

    Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

  21. Chùa Già
    Ngôi chùa của làng kẻ Già nay thuộc xã Thạch Kênh, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
  22. Chùa Dọc
    Ngôi chùa thuộc xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.