Tìm kiếm "già"

Chú thích

  1. Giá
    Mầm non của cây đậu, thường là đậu xanh.

    Giá đỗ

    Giá

  2. Đọc theo giọng Nam Bộ thì "giá" đồng âm với "vá." "Ở vá" nghĩa là không có chồng.
  3. Giã
    Như từ giã. Chào để rời đi xa.
  4. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  5. Đo đắn
    Một cách nói của đắn đo. Chỉ sự lưỡng lự.
  6. Giã ơn
    Cảm tạ ơn.

    Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
    (Nhị Độ Mai)

  7. Gia Định
    Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

    Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.

  8. Cuốc
    Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.

    Cuốc đất

    Cuốc đất

  9. Giả cách
    Giả vờ (từ cổ).
  10. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Cào cào
    Một loại côn trùng ăn lá, có đầu nhọn (khác với một loại côn trùng tương tự có đầu bằng gọi là châu chấu). Cào cào thường sống ở các ruộng lúa, rau và ăn lá lúa, lá rau, gây thiệt hại tới mùa màng.

    Cào cào

    Cào cào

  12. Có bản chép là điều
  13. Không làm gì, chỉ ở ngoài cuộc nhưng khi công việc xong xuôi lại tỏ ra mình cũng có công.
  14. Già kén kẹn hom
    Kén của con tằm nếu để quá lâu sẽ dính chặt vào hom (những búi rơm, rạ hoặc cây rang, cây bổi...), khó gỡ ra. Ở đây có sự chơi chữ, chữ kén trong kén tằm đồng âm với kén trong kén chọn. Từ đó, nghĩa của câu thành ngữ này là nếu quá kén chọn dễ dẫn đến quá lứa, lỡ thì.