Cậu cai nón dấu lông gà
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê
Tìm kiếm "gà chọi"
-
-
Mẹ em tham gạo tham gà
-
Da cóc mà bọc trứng gà
-
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và mấy câu
Tóc cô chính ở đỉnh đầu
Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?Dị bản
Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và bốn câu
Tóc cô chính tóc ở đầu
Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?
-
Chết thì cơm nếp thịt gà
Chết thì cơm nếp thịt gà
Sống thì xin bát nước cà không choDị bản
-
Chị kia bới tóc đuôi gà
Chị kia bới tóc đuôi gà,
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
– Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Ngó qua nhà trống bên sông
Có con bìm bịp ăn trầu đỏ môi -
Cái niêu bằng quả trứng gà
Cái niêu bằng quả trứng gà
Hết ba lẻ gạo chú là chú ơi
Hết nước tôi đổ mồ hôi
Hết ba miếng củi tôi ngồi tôi lo
Nhà chú lắm gạo nhiều kho
Chú cho ăn ít chẳng cho ăn nhiều
Một bữa có một lưng niêu
Chú thím tưởng nhiều bỏ bớt gạo ra
Bây giờ đã đến tháng ba
Giao trâu cho chú tôi ra tôi về
Chú thím vác tiền đi thuê
Tôi chẳng ở nữa tôi về nhà tôi -
Làng Võng bán lợn bán gà
-
Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bến chợ Đông Ba tiếng gà gáy sáng
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống sang canh
Giữa sông Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêngDị bản
Bên chợ Đông Ba tiếng gà eo óc
Bến đò Thọ Lộc tiếng trống tan canh
Giữa dòng Hương dợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngả nghiêng.
-
Người khôn như miếng thịt gà
Người khôn như miếng thịt gà
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu
Người dại như củ bồ nâu
Đến khi khốn khó cơ cầu phải ănDị bản
Người khôn ăn miếng thịt gà
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu
Người dại ăn trái bồ nâu
Ăn no phình bầu, chẳng thấy mùi ngon
-
Ngẩn ngơ như chú bán gà
-
Ba thằng đứng tréo cổ gà
-
Thứ nhất Thế Đức gan gà
-
Trúng thì cơm cá cơm gà
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trai thấy lồn lạ như quạ thấy gà con
-
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy, giữ màu nhà quêDị bản
-
Bút sa, gà chết
Bút sa, gà chết
-
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Em chắp tay khoan đã, chưa tới căn phần
Phụ mẫu em nói: bất tuân giáo hóa,
Đem treo cây bần cho kiến nó bu.Dị bản
Ba bốn nơi sang cả, phụ mẫu em muốn gả
Em chấp tay: khoan đã, chưa tới duyên phần
Phụ mẫu nói em bất tuân giáo hóa
Em trèo lên cây bần cho kiến nó bu.
-
Con giữ cha, gà giữ ổ
Con giữ cha, gà giữ ổ
-
Chó cậy nhà, gà cậy vườn
Chú thích
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chúc thực
- Một nghi lễ trong phong tục tang ma. Khi linh cữu còn để ở nhà, ban đêm thân nhân túc trực quanh linh cữu làm lễ dâng cơm để tỏ lòng thương tiếc.
-
- Điểm trà
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Điểm trà, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Võng Thị
- Còn gọi là làng Võng, xưa ở huyện Quảng Đức, thuộc kinh thành Thăng Long, nay thuộc địa phận phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Thọ Lộc
- Tên một làng cổ ven sông Thọ Lộc (thực ra là một đoạn của sông Như Ý chảy qua làng), được lập từ thế kỉ XVI, lúc ấy tên Thiên Lộc, đến đời vua Tự Đức (thế kỉ XIX) mới đổi thành Thọ Lộc. Địa phận làng nay chia rải rác ra các phường Phú Hội, Vĩnh Ninh và Phú Thuận, thành phố Huế.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Khuynh thành
- Nghiêng thành (từ Hán Việt). Từ này thường đi đôi với khuynh quốc (nghiêng nước) để chỉ sắc đẹp của người phụ nữ.
-
- Thuyền mành
- Thuyền có buồm trông giống cái mành.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Gàu sòng
- Thứ gàu có cán dài, treo vào một cái gạc ba chân, một người tát.
-
- Thế Đức, Lưu Bội, Mạnh Thần
- Ba loại ấm trà quý làm từ đất chu sa (đất sét đỏ), có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cá lịch
- Có nơi gọi là lệch hoặc nhệch, tên chung của một số loài cá-lươn phổ biến. Cá lịch có hình dạng tương tự con lươn, mình thon dài, da trơn không vảy, đuôi thon nhọn, mắt nhỏ. Tùy vào từng loài khác nhau, cá lịch có thể có vây hoặc không vây, cũng như màu da có thể là màu trơn hoặc có đốm hay có sọc. Các loài cá lịch thường sống ở biển hoặc ở vùng nước lợ (cửa sông), nhưng cũng có thể bơi ngược dòng đến sống ở sông ngòi hay ruộng đồng nước ngọt. Vào ban ngày, cá lịch chui rúc trong bùn, cát, đến đêm thì bơi ra kiếm ăn ở tầng đáy nước. Thức ăn của cá lịch là các loài cá hay giáp xác nhỏ. Đối với người Việt Nam, cá lịch là một loài thủy sản bổ dưỡng tương tự như lươn.
-
- Chim gà, cá lệch, cảnh cau
- Chim ngon nhất là gà, cá ngon nhất cá lịch, cảnh đẹp nhất cây cau.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căn phần
- Căn duyên, số kiếp (từ Hán Việt).
-
- Bất tuân giáo hóa
- Không nghe lời dạy bảo.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Chó ăn vụng bột
- Chỉ những chứng cứ sờ sờ, rành rành.