Cẳng vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn
Tìm kiếm "gà chọi"
-
-
Dượng chưa qua, bắt gà cho mạ
-
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
Vạ vịt chưa qua, vạ gà đã đến
-
Rồng rồng theo nạ, quạ theo gà con
-
Chọn nơi sang cả, tía má gả em nhờ
-
Nuôi ong tay áo, nuôi cáo chuồng gà
Dị bản
Nuôi ong tay áo
Nuôi khỉ dòm nhàNuôi ong tay áo
Ấp rắn vào ngực
-
Cơm mô no chó, ló mô no gà
-
Đông Loan nói tức cả chó, cả gà
-
Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà mót hạt tấm
-
Cốc cốc lai rai
-
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau -
Đố ai biết món chi ngon
-
Con thương một ngả
Con thương một ngả
Cha mẹ gả một nơi
Cực lòng đây lắm đó ơi
Thay chồng, đổi vợ, khổ đời đôi ta. -
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Mẹ ơi sinh trai mà chi
Đầu gà má lợn đem đi cho người
Mẹ sinh con gái như tôi,
Đầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ ăn! -
Cục ta cục tác
Cục ta cục tác
Chữ kê là gà
Giữ cửa giữ nhà
Chữ khuyển là chó
Bắt chuột bắt bọ
Chữ miêu là mèo
Ăn cám ăn bèo
Chữ trư là lợn
Vừa cao vừa lớn
Chữ tượng là voi
Ăn trầu đỏ môi
Chữ phật là bụt … -
Bao giờ cho lợn cạo ngôi
-
Chiều chiều nhớ phủ Tuy An
-
Bắc Nam là con một nhà
Bắc Nam là con một nhà
Là gà một mẹ, là hoa một cành
Nguyện cùng biển thẳm non xanh,
Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền -
Mẹ già lút cút lui cui
-
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Thầy mẹ gả bán cho anh thật thà
Bây giờ chê xấu chê xa
Chê cửa chê nhà chê khó chê khăn
Ở đâu yểu điệu thanh tân
Sao anh chẳng chịu cầm cân đi lừa?
Vàng mười đắt mấy sao anh chẳng mua?
Cầm cân đi lừa lại phải thau năm
Thau năm đánh lẫn vàng mười
Rồng vàng cuộn khúc nghĩ đuôi thằn lằn
Chú thích
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thời
- Ăn, xơi.
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Tía
- Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
-
- Nuôi ong tay áo
- Ong tay áo là một loại ong màu đen rất quen thuộc với những người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên... Tổ ong buông thụng xuống như hình dáng ống tay áo nên mới được gọi như vậy. Khi ong tay áo không tìm được chỗ làm tổ trên cây, chúng thường chọn những cột gỗ ngoài hiên, ngoài hè để làm tổ. Theo quan niệm xưa, loại ong này làm tổ trong nhà thường mang đến những điều không may mắn cho gia chủ, đồng thời có thể tấn công chủ nhà, vì vậy người ta thường hun khói để xua đuổi chúng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đông Loan
- Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
-
- Nội Hoàng
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
-
- Hào mục
- Người có thế lực ở làng xã thời phong kiến. Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi làng thường có hội đồng hào mục; những người có chức sắc trong làng đều có quyền tham dự.
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Chim ra ràng
- Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Tuy An
- Địa danh nay là một huyện nằm ven biển tỉnh Phú Yên, phía bắc giáp thị xã Sông Cầu và Đồng Xuân, phía tây là huyện Sơn Hòa, phía nam là thành phố Tuy Hòa, phía đông là biển Đông. Tại đây có đầm Ô Loan (trước đây là cửa biển, nay bị bồi lấp), một đầm nước lợ lớn có tiềm năng kinh tế và du lịch của tỉnh.
-
- Chợ Xổm
- Một ngôi chợ nằm về phía đông cuối thôn Phú Thạnh (nên cũng gọi là chợ Phú Thạnh), xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Có tên như vậy vì khi mới bắt đầu hình thành, người dân ngồi xổm để họp chợ. Mỗi tháng chợ họp 6 phiên vào các ngày mùng 1, 11, 21 và mùng 6, 16, 26.
Chợ Xổm cùng với chợ Ma Liên là hai trong số những chợ nổi tiếng của tỉnh trước năm 1945.
-
- Hòa Đa
- Tên một thôn nay thuộc địa phận xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có món bánh tráng Hòa Đa mịn đều, dẻo thơm, không có vị chua và ít bị dính khi nhúng nước để cuốn thức ăn, là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Yên.
-
- Cúng đất
- Cũng gọi là cúng tá thổ (thuê, mướn đất), một tục lệ để cầu thần linh, linh hồn những người bản địa, xin phù hộ độ trì để sinh sống, lập nghiệp được bình yên, sung túc.
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Lừa
- Lựa chọn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.