Chồng cô, vợ cậu, chồng dì
Trong ba người ấy chết thì không tang
Tìm kiếm "phong vũ"
-
-
Vóc rồng thì để hầu vua
-
Sống tết chết giỗ
-
Chành rành ra hoa, người ta chạp mả
-
Cất nhà quay cửa về nam
Cất nhà quay cửa về nam
Quay lưng về bắc không làm có ăn. -
Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất
Mùng chín vía trời, mùng mười vía đất
-
Chịu oan một tiếng có chồng
-
Kiến thiết mà chẳng bố phòng
-
Một năm là mấy tháng xuân
-
Trai anh hùng năm thê bảy thiếp
-
Lênh đênh chiếc lá giữa dòng
-
Lúc thì chả có một ai
-
Đói thì bắt cáy bắt còng
-
Thứ nhất tờ sai, thứ hai nhà nợ.
-
Dái tai như hột châu thòng
-
Chưa ăn bánh tết Đoan Dương
-
Thè lè lưỡi trai chẳng ai thì nó
Dị bản
Thè lè lưỡi trai: không ai, chính nó
Khum khum gọng vó: chẳng nó thì aiThè lè lưỡi trai: chẳng sai được nó
Khum khum gọng vó: chẳng nó thì ai
-
Làm người ai muốn cùi đui
-
Thứ nhất phạm phòng, thứ nhì lòng lợn
-
Chuối sau, cau trước
Dị bản
Trước trồng cau, sau trồng chuối
Chuối vườn sau, cau vườn trước
Chú thích
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Sống tết, chết giỗ
- Đây là phong tục của người mình đối với thân nhân, họ hàng: khi còn sống thì lễ tết thăm hỏi chu đáo; mất rồi thì mỗi năm lại làm giỗ tưởng nhớ, không dám đơn sai.
-
- Chành rành
- Còn gọi chành ràng, chằn rằn, một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ có vỏ trắng, lá vò ra có mùi thơm, thường mọc trên các đồi cát dọc bờ biển. Lá, vỏ, gỗ và hạt chành rành đều được làm vị thuốc Đông y. Ở một số nơi người ta cũng bó chành rành làm chổi quét sân, làm roi trị tội trẻ con.
-
- Chạp mả
- Một phong tục của dân ta, thường hàng năm vào tháng chạp âm lịch, người ta đi thăm và sửa sang lại mồ mả người thân trong gia đình.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Kiến thiết
- Sắp đặt, xây dựng, thường có quy mô lớn (từ Hán Việt).
-
- Bố phòng
- Sắp xếp binh lính để ngăn ngừa giặc (từ Hán Việt).
-
- Phong trần
- Nghĩa gốc là gió (phong) và bụi (trần), hiểu theo nghĩa rộng là chịu nhiều mưa nắng dãi dầu, gian nan vất vả.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
(Truyện Kiều)
-
- Trung trinh
- Trung thành và ngay thẳng.
-
- Phòng không
- Buồng trống không có ai, ý nói ở vậy, không lấy vợ hay chồng.
-
- Thủ tiết
- Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Cáy
- Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Châu
- Hạt ngọc trai.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Tao nhã
- Thanh cao, nhã nhặn (từ Hán Việt).
-
- Đoan Ngọ
- Còn gọi là tết giết sâu bọ, tết đoan dương, đoan ngũ, tổ chức ngày năm tháng năm âm lịch, là ngày tết truyền thống ở ta cũng như Trung Quốc và Triều Tiên. Truyền thuyết về ngày tết này ở mỗi nước đều khác nhau. Trong ngày này, dân ta thường uống rượu nếp hay ăn cơm rượu, bánh tro và các loại trái cây để cho sâu bọ trong người say và chết.
-
- Trai
- Tên chung chỉ các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ. Ở các vùng Khánh Hòa, Phan Thiết, Hoàng Sa... người ta thường nuôi loài trai ngọc để lấy ngọc trai.
-
- Vó
- Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.
-
- Phong
- Dân gian gọi là cùi, phung, đơn phong, một loại bệnh khiến cho da thịt người bệnh phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt, lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể. Sau đó, các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần. Trong xã hội Việt Nam, người bị nhiễm bệnh phong cùi trước đây thường chịu thành kiến sai lầm, bị hắt hủi, xa lánh, thậm chí ngược đãi (thả trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt).
-
- Thượng mã phong
- Còn gọi là phạm phòng, tình trạng đột tử do trụy tim mạch, xảy ra ở người đàn ông khi đang hoạt động tình dục.