Tìm kiếm "gió nam"
-
-
Nam mô Bồ Tát
Nam mô Bồ Tát
Chẻ lạt đứt tay
Đi cày trâu húc
Đi xúc phải cọc
Đi học thầy đánh
Đi gánh đau vai
Nằm dài chết đóiDị bản
Gió nam ào ạt
Gốc cây nằm mát
Chẻ lạt đứt tay
Đi cày trâu húc
Đi xúc phải cọc
Đi học thầy đánh
Đi gánh đau vai
Nằm dài nhịn đói
-
Căn duyên chăng đó hỡi trời
Căn duyên chăng đó hỡi trời
Gió nam phảng phất mát rồi lại không -
Hoa thơm ở chốn lầu cao
Hoa thơm ở chốn lầu cao
Gió nam thổi xuống hướng nào cũng thơm -
Buổi xuân xanh thiếp chẳng gặp chàng
Dị bản
-
Biết thuở nào bắt tay bạn ngọc
Biết thuở nào bắt tay bạn ngọc
Bây giờ nằm trằn trọc thâu đêm.Dị bản
-
Ngó ra ngoài biển tăm tăm
-
Bớ thảm ơi, bớ thiết ơi
Bớ thảm ơi, bớ thiết ơi
Bớ bạn nhân tình ơi
Thân em như cái quả xoài trên cây
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
Nó đánh lúc la, lúc lắc trên cành
Một mai vô tình rụng xuống, biết vào tay ai
Kìa khóm trúc, nọ khóm mai
Ông Tơ, bà Nguyệt xe hoài chẳng thương
Một lần chờ, hai lần đợi
Sớm lần nhớ, chớ lần thương
Anh thương em nhưng bác mẹ họ hàng chẳng thương -
Đôi cô vác gậy chòi đào
-
Cơ khổ cho đứa giữ trâu
Cơ khổ cho đứa giữ trâu
Ăn quán nằm cầu khóc mẹ kêu cha
Hai hàng nước mắt nhỏ sa
Cách sông trở hói biết nhà mẹ đâu?
Tinh sương thức dậy mở trâu
Nón nảy chẳng có lấy đầu che mưa
Thân tôi đi sớm về trưa
Vác cày vác bừa cho mỏi hai vai
Chúa thuê quan mốt chẳng giả quan hai
Tôi ở với ngài cho chẵn ba năm … -
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ mẹ lấy chồng bỏ con
Bữa ăn năm bảy miếng ngon
Dượng ghẻ ních hết, để con nhịn thèmDị bản
Gió năm non thổi hoài thổi hủy
Mẹ có chồng chẳng nghĩ đến con
Chọn ra năm bảy món ngon
Cha ghẻ ăn hết thì con nhịn thèm
-
Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
-
Gió nồm là gió nồm nam
-
Hôm qua anh nằm nhà anh
Hôm qua anh nằm nhà anh
Chiếu hoa khăn gấm xung quanh vây màn
Gió lạnh mà thương
Đêm nằm giở giấc
Chăn bông không đắp
Màn trướng để rơi
Lấy được mình rồi
Vui vầy nhân ngãi
Lược ngà lại chải
Gương ố lại trong
Lại đắp chăn bông
Chiếu hoa lại trải
Đàn bầu sáo thổi
Vui lắm mình ơi
Mong mình lắm lắm mình ơi
Khác gì mạ úa mong trời đổ mưa -
Một giờ ra ngõ ngó trông
Một giờ ra ngõ ngó trông
Ngó lên ngó xuống cũng không thấy chàng
Hai giờ ra đứng đầu làng
Ngó lên ngó xuống không thấy chàng chàng ơi
Ba giờ giả chước đi chơi
Gặp người tình tứ gởi đôi lời nhắn nhe
Bốn giờ gió ủ mây che
Tưởng dè gần bạn ai ngờ mà xa
Năm giờ dời gót về nhà
Ngồi khoanh tay lại vậy mà sầu bi
Sáu giờ đèn hạt lưu ly
Nghĩ đi nghĩ lại không thấy gì người thương
Bảy giờ dọn dẹp trong giường
Đặt lưng xuống chiếu thả thường chiêm bao
Tám giờ tim lửng, dầu hao
Khi đi khi ở biết bao nhiêu tình
Chín giờ nghĩ giận phận mình
Trách răng căn số của mình mần ri
Mười giờ còn biết nói chi
Trách cho con tạo phân ly nghĩa tình
Mười một giờ mây lạc trăng chênh
Ai làm bạn cũ bênh lênh sao đành
Mười hai giờ kêu thấu trời xanh
Ai làm chim tước bỏ nhành lan mai. -
Vè Đông Kinh
Cơn mây gió trời Nam bảng lảng
Bước anh hùng nhiều chặng gian truân
Ngẫm xem con tạo xoay vần
Bày ra một cuộc duy tân cũng kì
Suốt thân sĩ ba kì Nam Bắc
Bỗng giật mình sực thức cơn mê
Học, thương, xoay đủ mọi nghề
Cái hồn ái quốc gọi về cũng mau
Hồn đã tỉnh, bảo nhau cùng dậy
Chưa học bò vội chạy đua theo
Khi lên như gió thổi diều
Trong hò xin thuế, ngoài reo hãm thành
Cách hoạt động người mình còn dại
Sức oai quyền ép lại càng mau
Tội nguyên đổ đám nho lưu
Bắc kì thân sĩ đứng đầu năm tên … -
Cờ bạc nó đã khinh anh
-
Con gái mà lấy cha dòng
-
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Con mắt liếc lại lông mày đưa ngang
Bây giờ được thở được than
Bắt con chim đậu bỏ đàn chim bay
Bây giờ anh nắm được tay
Anh yêu vì nết anh say vì tình -
Em buôn trầu kể mớ bán trăm
Chú thích
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Quan Âm bồ tát
- Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Xuân xanh
- Tuổi trẻ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vầy
- Vầy duyên, kết duyên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tăm tăm
- Xa xôi, không có tin tức gì.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Lèo
- Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
-
- Nước Ngọt
- Tên chữ là Đạm Thủy, một cái đầm nằm trên ranh giới phía Đông của xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, đồng thời cũng là tên mũi đất ở đó. Người ta kể rằng, vào thời kỳ Nguyễn Ánh đang phải trốn chạy quân Tây Sơn, có lần hết nước uống, phải cho thuyền cập cửa Đề Gi nhưng không dám vào làng gặp dân vì sợ bị lộ. Nước đầm mặn không uống được, ông ngửa mặt lên trời khấn: "Nếu mệnh trời của họ Nguyễn chưa dứt thì xin ban cho nước ngọt," rồi cho đào sâu xuống thì gặp mạch nước ngọt, vì vậy thành tên đầm.
-
- Đề Gi
- Một làng biển thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nằm ngay cửa nơi vịnh Nước Ngọt ăn thông ra biển. Đề Gi nổi tiếng với nghề làm muối và nước mắm, và hiện nay cũng đang là một cảng biển tấp nập.
-
- Gió Lào
- Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Chòi
- Với lên cao.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Cơ khổ
- Cơ (chữ Hán 飢) nghĩa là đói. Cơ khổ nghĩa là đói khổ, thường được dùng để than vãn.
-
- Hói
- Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Giả
- Trả (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Sương muối
- Còn gọi là sương giá, hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất và bề mặt cây cỏ. Sương muối thường gặp ở các vùng cao miền Bắc vào những mùa đông rét, rất có hại với cây trồng và vật nuôi.
-
- Gấm
- Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Lược ngà
- Lược chải đầu làm từ ngà voi, là loại lược quý hiếm, đắt tiền.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Giả chước
- Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
-
- Đèn lưu ly
- Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Căn số
- Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
-
- Mần ri
- Như thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tước
- Chim sẻ (từ Hán Việt).
-
- Phong trào Duy tân
- Cuộc vận động cải cách công khai ở miền Trung Việt Nam, kéo dài từ 1906 đến 1908 do Phan Chu Trinh phát động.
Phong trào Duy tân (duy tân: theo cái mới) chủ trương bất bạo động, mở mang dân trí, đổi mới giáo dục, văn hóa và kinh tế để tạo nên thế tự lực tự cường cho người Việt - lúc bấy giờ ở dưới nền thống trị thuộc địa của Pháp. Phong trào mang khẩu hiệu: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
Cùng thời và cùng theo tư tưởng cải cách còn có Duy tân hội (1904-1912) của Phan Bội Châu, do hoạt động bí mật nên được gọi là Ám xã (Hội trong bóng tối). Phong trào Duy tân hoạt động công khai, được gọi là Minh xã (Hội ngoài ánh sáng).
Một trong những đỉnh cao của phong trào Duy tân là Đông Kinh nghĩa thục (3/1907 - 11/1907).
-
- Thân sĩ
- Thân nghĩa là đai áo chầu. Thân sĩ là từ chỉ các quan đã về hưu.
-
- Ái quốc
- Yêu nước (từ Hán Việt).
-
- Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ
- Còn gọi là Trung kỳ dân biến, khởi phát bằng cuộc đấu tranh chống sưu thuế của nhân dân Quảng Nam vào đầu tháng 3 năm 1908, kéo dài hơn một tháng và lan ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên, Phú Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Do nhiều người lãnh đạo chủ chốt trong phong trào này cũng tham gia phong trào Duy Tân nên chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp cả hai. Đến cuối tháng 5 năm 1908, cả hai phong trào đều kết thúc.
Xem bài Vè xin xâu liên quan đến phong trào này.
-
- Chỉ vụ Hà thành đầu độc năm 1908.
-
- Tội nguyên
- Người đứng đầu chịu tội.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Mắm nhĩ
- Còn gọi là nước mắm cốt, loại nước mắm rất ngon, được dùng để pha với các loại mắm thông thường khác để bán. Mắm nhĩ có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ, màu vàng rơm đến vàng nhạt, trong và có mùi đặc trưng.
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.