Bà về bà nhún bà trề
Con bà ở lại tui về xứ tui
Xứ tui là xứ ăn chơi
Gánh nước bằng bội chẳng rơi hạt nào
Tìm kiếm "bao la"
-
-
Xáp chàng giữa hội đò đưa
Xáp chàng giữa hội đò đưa
Đã bao lần xáp mà chưa dám chào -
Áo đen năm nút viền bâu
-
Trông lên cửu bệ trùng trùng
-
Ở đây sơn thủy hữu tình
Ở đây sơn thủy hữu tình
Có thuyền có bến có mình có ta
Ở đây sơn thủy bao la
Có thuyền có bến có ta có mình -
Quê em Đồng Tháp mênh mông
-
Vè cậu Hai Miêng
Đêm thu bóng nguyệt soi mành
Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga
Xét trong thế sự người ta
Tài ba cho mấy cũng là như không
Cho hay thiên địa chí công
Dữ lành báo ứng vô cùng màu linh
Gương xưa trông thấy đành rành
Người nay xem đó giữ mình cho yên
Nam Kỳ có cậu Hai Miêng
Con quan lớn Tấn ở miền Gò Công
Cậu Hai là bực anh hùng
Ăn chơi đúng bực vô cùng liệt oanh
Nam Kỳ lục tỉnh nổi danh
Thật là một bực hùng anh trên đời … -
Hai nách những lông xồm xồm
-
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Khéo khôn: mỡ lấy, xương bì ông không
Lỗ lãi ông đắn sâu nông
Được lời ông lấy, lễ không thèm nhìn
Kiện cáo vài lạng làm tin
Của cái ông vét, ông tìm ở dân
Việc phạt ông bảo là ân
Ân quan mà xuống, manh áo dân chẳng cònDị bản
Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miếng bì thì chê
-
Cô mơ cô mận cô đào
Cô mơ cô mận cô đào
Trong ba cô ấy ai nào kém ai
Cô mít thì chỉ nói dai
Còn như cô dứa sởn gai cũng kì
Bình boong lại giống hồng bì
Trong lòng những hạt có gì nữa đâu
Quý thay bậc nhất cô cau
Cúng người cúng Phật khấn cầu bình yên
Trước là hai chữ nhân duyên
Nghinh hôn sính lễ được nên vợ chồng
Trung thu mới thấy cô hồng
Cô cam, cô quýt ra lòng đua chơi
Lạ lùng anh mới tới nơi
Hỏi thăm cô nhãn là người ở đâu
Xuân xanh chừng mấy tuổi đầu
Mà xem ăn vận ra mầu gái tơ
Cô táo chính thực lẳng lơ
Ở cao có ý đợi chờ tình nhân … -
Ngày ngày ra đứng bờ sông
-
Nhà anh thật khó, không giàu
Nhà anh thật khó, không giàu
Có lời trước, kẻo sau phàn nàn
Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng
Nồi đất anh treo tứ phương
Chổi cùn, chiếu rách đầy giường em ơi
Không tin, em về mà coi
Chả rồi em bảo là người nói ngoa
Nhà anh có một vườn hoa
Bốn cây cứt lợn xinh đà nên xinh
Trong nhà sập gụ mới tinh
Niễng chui vào bếp, gập ghềnh ba chân
Em lấy anh sung sướng nhất trên trần!Dị bản
Anh đây thật khó, không giàu,
Anh xin nói trước, kẻo sau phàn nàn
Nhà anh chỉ có một gian,
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.
Trời làm một trận mưa tuôn,
Nửa bếp cũng đổ, nửa buồng cũng xiêu.
-
Vè giết đốc phủ Ca
Giáp Thân đã mãn
Ất Dậu tấn lai
Chánh ngoạt sơ khai
Bình yên phước thọ
Nhựt nguyệt soi tỏ
Nam chiếu phúc bồn
Tục danh Hóc Môn
Xứ Bình Long huyện
Hà do khởi chuyện?
Hà sự hàm mai?
Tích ác bởi ai?
Giết quan rửa hận … -
Mẹ già ở tấm lều tranh
Mẹ già ở tấm lều tranh
Đói no chẳng quản, rách lành chẳng hay
Ra đi công vụ nặng nề
Nửa lo thê tử nửa sầu từ thân
Bởi vậy cho nên con vợ tui nó mới biểu tui rằng:
Ới anh ơi, anh ở đây làm chi cho vua quan sưu thuế nặng nề
Đứa lên một, đứa lên hai, đứa lên năm, đứa lên bảy
Tao biểu mày quảy, mày không quảy
Để phần tao quảy, quảy, quảy, quảy về cái đất Phú Ơn
Nặng nề gánh vác giang sơn
Đầu con đầu vợ cái đất Phú Ơn ta lặng về
Kìa hỡi kia đỉnh núi tứ bề,
Nhành mai chớm nở ta về xứ ta
Biết bao về tới quê nhà…
Hết hòn Vay, ta qua hòn Trả
Hết hòn Trả, lại sang hòn Hành
Tấc dạ bao đành dắt con cùng vợ,
Biết no nào trả xong nợ bên dương trần
Nợ lần lần, tay bồng tay dắt
Tay đặt chân trèo, ta về xứ ta
Biết bao là về tới quê nhà…Dị bản
Hết Hòn Vay đến Hòn Trả
Hết Hòn Trả, lại đến Hòn Hành
Tấc dạ cam đành,
Dắt con cùng vợ.
Biết bao giờ trả nợ dương trần?
Nợ dương trần, tay lần tay vác,
Tay vịn, chân trèo,
Ta về xứ ta!
Biết bao giờ trở lại quê nhà?Tao biểu mày quảy, mày không chịu quảy
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn!Đầu con, đầu vợ
Đứa lớn, đứa bé, đứa bế, đứa nằm
Đứa lên một, đứa lên ba, đứa lên năm, đứa lên bảy
Tao biểu mày quảy, mày không quảy
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn
Nặng nề gánh vác giang sơn
Đầu con, đầu vợ, cái đất Phú Ơn ta lại về
Nhìn trông đỉnh núi tứ bề
Cành mai chớm nở, ta về xứ ta!
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Vè chửi ăn cắp
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
Con gà nổ khoan lông
Nó nấu nồi đồng
Nó nấu nồi đất,
Nó ăn lật đật
Nó trật xương quai
Nó lòi bản họng
Mà nó cứ tọng vô mồm
Cái mồm thối mồm tha
Mồm ma mồm quỷ
Mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!Dị bản
Tổ cha mày
Cái đứa đen lòng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Rình ngang rình ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
là cú là cáo
là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày.
-
Ai từng qua Bảo, về Minh
-
Trời làm bão lụt mênh mông
-
Bảo Đại làm hại ăn mày
-
Đường lên xứ Lạng bao xa
-
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Chị bảo tôi lấy làm Hai
Suốt một đêm dài chị nói vân vi
Nhà chị chẳng thiếu thứ chi
Muốn mặc của gì chị sắm cho ngay
Bây giờ chị gọi: bớ Hai!
Mau mau trở dậy thái khoai đâm bèo
Thưa chị: cám bã còn nhiều
Rau khoai em thái từ chiều hôm qua
Xin chị cứ ở trong nhà
Nồi cơm ấm nước đã là có em
Đêm đêm chị nổi cơn ghen
Chị phá bức thuận, chị len mình vào
Tay chị cầm một con dao
Chị nổi máu hồng bào, nhà cửa tan hoang
Hầm hầm mặt đỏ như vang
Chị la, năm bảy xã làng đổ ra
Chú thích
-
- Bội
- Lồng đan bằng tre, nứa hoặc dây sắt, có lỗ vuông hay lục giác bằng cỡ nắm tay, dùng để nhốt gà vịt (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Cửu bệ
- Chín bệ, ý nói ngôi vua.
-
- Cùng đinh
- Người đàn ông thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất ở nông thôn.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Thiên địa chí công
- Trời đất rất công bằng.
-
- Huỳnh Công Miêng
- Con trai của lãnh binh Huỳnh Công Tấn, một tay sai đắc lực của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ 19. Trái ngược với cha, ông là người có máu giang hồ mã thượng, thích ngao du và làm việc nghĩa, tính tình hào phóng, hay bênh vực kẻ yếu, vì vậy được nhân dân yêu mến và gọi là "cậu." Nhờ oai danh cha, cậu hai Miêng được mệnh danh là "miễn tử lưu linh," có nghĩa là được miễn sưu thuế, đi đâu mặc tình, không ai được phép "hỏi giấy"... và cũng lợi dụng những đặc ân đó để làm những chuyện nghĩa hiệp.
-
- Lãnh binh Tấn
- Tên thật là Huỳnh Tấn hay Huỳnh Văn Tấn, cũng gọi là Huỳnh Công Tấn, một cộng sự đắc lực của thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân vào những năm gần cuối thế kỷ 19 tại các tỉnh Nam Kỳ. Tấn là người đã dẫn quân Pháp tấn công, vây bắt Trương Định năm 1864, Võ Duy Dương (1866) và Nguyễn Trung Trực (1968). Nhờ những "công lao" này, ông được Pháp ban cho huy chương “Bắc đẩu Bội tinh” và chức Lãnh binh, đồng thời xây dựng "đài ghi công" tại Gò Công (sau đã bị đập nát).
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Thanh Trì
- Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
-
- Bì
- Da (từ Hán Việt).
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mít
- Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Hồng bì
- Cũng gọi là quất bì, quất hồng bì hoặc hoàng bì, một loại cây được trồng nhiều ở miền Bắc. Quả hồng bì khi chín có vị chua, mùi thơm, có thể để ăn tươi, làm mứt, cất rượu hoặc làm thuốc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nghinh hôn
- Cũng nói là nghênh hôn, nghĩa là đón dâu. Đây là một lễ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
-
- Sính lễ
- Lễ vật của nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Mình ve
- Mình gầy như xác con ve.
-
- Cứt lợn
- Còn có tên là cỏ hôi hoặc cây bù xít, một loại cây mọc hoang có mùi rất hắc. Theo đông y, cây cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng; thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu...
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Niễng
- Có nơi gọi là mễ, đà, dụng cụ dùng để kê sập, kê phản.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Tấn lai
- Bước đến.
-
- Chánh ngoạt
- Cách đọc trại của chính nguyệt (tháng đầu năm âm lịch, tháng Giêng).
-
- Nhật nguyệt
- Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.
Mai sau dầu đến thế nào,
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần
(Truyện Kiều)
-
- Nam chiếu phúc bồn
- Chậu úp khó mà soi thấu.
-
- Hóc Môn
- Một địa danh nay là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của triều Trịnh-Nguyễn nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp. Họ lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu có sáu thôn, dần dần phát triển thành mười tám thôn, nổi tiếng với nghề trồng trầu. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên thành địa danh Hóc Môn.
-
- Bình Long
- Tên của huyện Hóc Môn dưới thời nhà Nguyễn.
-
- Hà do
- Tại sao.
-
- Hàm mai
- Cái thẻ khớp miệng ngựa cho nó không hí lên được. Ý nói sự chèn ép, bụm miệng dân chúng của thực dân.
-
- Thê tử
- Vợ con (từ Hán-Việt).
-
- Từ thân
- Cha mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phú Yên
- Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Hòn Vay, hòn Trả
- Hai quả núi tại tỉnh Phú Yên. Nhà yêu nước Trần Cao Vân có một bài thơ vịnh về hai hòn núi này, như sau:
Ai nhủ hỏi đòi khéo lá lay
Ở qua Hòn Trả bởi vì Vay,
Tờ mây bóng rợp bà so chỉ,
Nợ nước ơn đền ông phủi tay
Ngày tháng rảnh chân muốn cụm bước,
Cỏ cây dâng lộc bốn mùa thay
Khách giang hồ những tha hồ mượn,
Lân Hải Vân rồi đó sẽ hay.
-
- Hòn Hành
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hòn Hành, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- No nào
- Chừng nào, phải chi (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đây là một bài hát của một người Hời được nhắc đến trong tác phẩm Tuồng cổ có còn hi vọng được trông thấy những ngày tốt đẹp nữa không? của nhà văn Vũ Bằng.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Tọng
- Nhồi nhét vào.
-
- Cù lao Bảo
- Một trong ba cù lao lớn hình thành nên tỉnh Bến Tre (gồm cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa). Hiện nay cù lao này gồm một phần huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri và thành phố Bến Tre. Ranh giới tự nhiên của cù lao Bảo và cù lao An Hóa là sông Ba Lai. Cù lao Bảo ngăn cách với cù lao Minh bởi con sông Hàm Luông dài ra tới biển Đông.
-
- Cù lao Minh
- Một trong ba cù lao lớn hình thành nên tỉnh Bến Tre (gồm cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa). Cù lao Minh được bao bọc bởi các nhánh của sông Tiền là sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, bao gồm địa giới hành chính của các huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc, huyện Thạnh Phú và một phần của huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Bình Khánh
- Địa danh trước đây thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
-
- Phong vũ bất kì
- Mưa gió bất chợt.
-
- Xuân thu đáo hạn cá quy về hồ
- Lại đến hạn xuân thu thì cá trở về hồ.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Hói
- Nhánh sông con, nhỏ, hẹp, do tự nhiên hình thành hoặc được đào để dẫn nước, tiêu nước.
-
- Hữu ngư hồ thủy chỗ mô tui cũng tầm
- Sông hồ chỗ nào có cá tôi cũng tìm.
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Lạng Sơn
- Còn gọi là xứ Lạng, một tỉnh ở vùng Đông Bắc nước ta. Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, ải Chi Lăng, núi Tô Thị...
-
- Thành cổ Lạng Sơn
- Một di tích kiến trúc quân sự nằm ở phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Thời phong kiến, đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn. Đoàn thành có vị trí quan trọng trong việc trấn giữ phòng thủ quân sự nơi cửa ngõ đất nước, nằm trong thung lũng thành phố Lạng Sơn, xung quanh có núi cao bao bọc.
-
- Tam Cờ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tam Cờ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Giấy phong
- Tờ giấy niêm phong, để ngăn việc mở ra một cách trái phép.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Bức thuận
- Bức vách ngăn giữa các gian, phòng trong những công trình cổ, thường được chạm trổ tinh xảo để trang trí.
-
- Máu hồng bào
- Máu ghen.
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.