Nghe đồn hầm mỏ thảnh thơi,
Khi ra chỉ thấy ăn roi cặc bò,
Thằng Tây mặt đỏ bụng to,
Miệng luôn chửi mẹc, xà lù cô-soong.
Tìm kiếm "bờ cát"
-
-
Thứ nhất là chùa Đức La
-
Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì
-
Đường về xứ Lạng mù xa
-
Của ruộng đắp bờ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hôm qua em đi hái chè
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao
Nếu em càng giẫy, nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ.Dị bản
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió hắn đè em ra
Em xin mà hắn không tha
Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào
Đêm về lòng những khát khao
Ngày mai em lại đồi cao hái chè
-
Chàng đà rảnh nợ dương di
-
Bây giờ túng lắm em ơi
Bây giờ túng lắm em ơi
Bán hết cái nồi cho chí cái vung
Còn mười thước ruộng ngoài đồng
Cửa nhà sạch hết trông mong nỗi gì
Còn được cái ổ lợn con
Nuôi chi ngoắt nghéo gầy mòn khốn thân
Ăn thì chả có mà ăn
Bán đi trả nợ cho xong, mẹ mày
Kẻo mà nó kẹp đêm nay
Đôi chân kẹp phản, đôi tay kẹp giường
Giá nhà tôi đáng một nghìn
Cầm bằng mấy chục cho liền đêm nay
Bảy chục chẳng đủ nợ này
Hai chân kẹp phản, hai tay kẹp giường
Lạy ông tha kẹp cho tôi chạy tiền
Tôi về tôi bán vợ tôi
Lấy ba chục nữa cho đầy một trăm -
Nậu nghèo lỡ bước gieo neo
-
Cái cò, cái vạc, cái nông
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia.Dị bản
Video
-
Có con phải khổ vì con
Dị bản
-
Lặng nghe kể ngược
Lặng nghe kể ngược
Hươu đẻ dưới nước
Cá ở trên núi
Đựng phân bằng túi
Đựng trầu bằng gơ
Bể thì có bờ
Ruộng thì lai láng
Hàng xẩm thì sáng
Tối mịt thì đèn
Hũ miệng thì kèn
Loa miệng thì lọ
Cân cấn thì to
Con voi bé tí … -
Em có thương anh, anh mới dám đón ngăn
Em có thương anh, anh mới dám đón ngăn
Em có thương anh, anh mới dám mở khăn ăn trầu
Thương nhau vì bởi miếng trầu
Em trao anh bắt, tận đầu ngón tay
Anh thương em, thương đắng thương cay
Thương da thương diết, thương ngày rày em biết không?
Tài gì uống rượu không nồng
Ngậm bồ hòn không biết đắng, dạ luống trông ưu phiền? -
Ðò em đưa rước bộ hành
-
Ở chợ năm bảy hàng nâu
Ở chợ năm bảy hàng nâu
Sao anh mặc trắng cho rầu lòng em! -
Cây đa cũ, bến đò xưa
Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ. -
Cái cò lặn lội bờ sông
Cái cò lặn lội bờ sông
Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù
Bãi xa sông rộng sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn -
Nam mô Bồ Tát
Nam mô Bồ Tát
Chẻ lạt đứt tay
Đi cày trâu húc
Đi xúc phải cọc
Đi học thầy đánh
Đi gánh đau vai
Nằm dài chết đóiDị bản
Gió nam ào ạt
Gốc cây nằm mát
Chẻ lạt đứt tay
Đi cày trâu húc
Đi xúc phải cọc
Đi học thầy đánh
Đi gánh đau vai
Nằm dài nhịn đói
-
Chồng em nó chẳng ra gì
Chồng em nó chẳng ra gì
Tổ tôm, xóc đĩa nó thì chơi hoang
Nói ra, xấu thiếp hổ chàng
Nó giận, nó phá tan hoang cửa nhà
Nói đây, có chị em nhà
Còn năm thúng thóc với vài cân bông
Em bán trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn, hả lòng chồng con
Đắng cay ngậm quả bồ hòn
Cửa nhà gia thế, chồng con kém người
Nói ra, sợ chị em cười
Con nhà gia giáo lấy người đần ngu
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình -
Dốc bồ thương kẻ ăn đong
Dị bản
Thóc bồ thương kẻ ăn đong
Có chồng thương kẻ nằm không một mình
Chú thích
-
- Roi cặc bò
- Roi tết từ gân bò, bền chắc, có sức đàn hồi như cao su nên đánh rất đau.
-
- Mẹc
- Từ tiếng Pháp merde (cứt), một từ chửi tục của người Pháp.
-
- Cô soong
- Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
-
- Chùa Đức La
- Tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự, một ngôi chùa cổ có từ khoảng thế kỉ 13, tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Ngôi chùa này từng là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, nơi ba vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang mở trường thuyết pháp và sau này là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước.
-
- Chùa Bổ Đà
- Tên chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Tự (普陀山觀音寺), gọi tắt là chùa Bổ, một trong những ngôi chùa độc đáo nhất Kinh Bắc, là Trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), phía Bắc sông Cầu, thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang . Chùa có từ thời nhà Lý thế kỉ 11 và được xây dựng lại vào thời Lê Trung hưng, dưới triều vua Lê Dụ Tông, đến nay vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc và nhiều thư tịch có giá trị.
-
- Chùa Dền
- Một ngôi chùa thuộc tổng Thọ Xương cũ, nay thuộc thị xã Bắc Giang. Đầu thế kỷ 20 chùa bị tháo dỡ, chuyển xuống cạnh thành Dền.
-
- Xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ bì
- Xem chú thích ở câu Phiếu đỏ ta bỏ vào bì.
-
- Lạng Sơn
- Còn gọi là xứ Lạng, một tỉnh ở vùng Đông Bắc nước ta. Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, ải Chi Lăng, núi Tô Thị...
-
- Bồ Đề
- Tên một bến nước xưa thuộc làng Phú Viên (tức Bồ Đề) ở ven sông Hồng về phía Gia Lâm. Cuối năm 1426, Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn (Thanh Hóa) ra đánh quân Minh, đã đóng quân ở đây để vây thành Đông Quan (tên thành Hà Nội thời quân Minh đô hộ). Ở đây có hai cây bồ đề lớn, nay không còn. Nghĩa quân Lam Sơn đóng quân quanh đấy nên doanh trại còn được gọi là "doanh Bồ Đề."
-
- Của ruộng đắp bờ
- Lấy đất ở dưới ruộng đắp lên bờ ruộng. Nghĩa bóng: Người thân cho nhau thì chẳng mất mát đi đâu, chẳng thiệt thòi gì. Cũng có nguồn giải thích: Giúp đỡ lo liệu cho người khác mà dùng chính tiền của của người ấy thì chẳng mất mát gì mà lại được tiếng.
-
- Phải gió
- Trúng gió. "Phải gió" còn là từ dùng để nguyền rủa, thường mang sắc thái đùa cợt.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Dương di
- Dương gian (phương ngữ Phú Yên).
-
- Bố vi
- Bủa vây.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Phản
- Bộ ván dùng để nằm hoặc ngồi như giường, chõng, thường từ 1-3 tấm ván ghép lại, đặt trên một bộ chân vững chãi. Có một số loại phản khác nhau như phản gõ (còn gọi là "bộ gõ" hay "ngựa gõ" là phản làm bằng gỗ gõ), phản vuông (có mặt phản hình vuông), phản giữa, phản chái (do vị trí phản đặt ở trong nhà). Mặt phản không chạm, tiện, chỉ cần cưa, cắt thẳng, bào láng, đánh bóng. Bộ chân đế phản ở các nhà khá giả thì được tiện hình trang trí khá tinh xảo.
Theo tôn ti trật tự ngày xưa, ngồi phản phải xét ngôi thứ, chứ không phải ai muốn ngồi phản nào cũng được. Bậc trưởng thượng thường ngồi giữa phản, vai vế thấp hơn ngồi ở mé bên. Tương tự, chỉ có bậc trưởng thượng mới được ngồi phản giữa, đặt ngay chính giữa nhà. Vai vế thấp hơn phải ngồi phản chái đặt ở gian chái tây hướng ra vườn.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Đôi
- Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Có ý kiến cho rằng bài ca dao này nhằm phê phán Cù thị.
-
- Gơ
- Dụng cụ nhỏ đan bằng tre, mây để xúc đất.
-
- Xẩm
- Tối, mờ quáng.
-
- Cá hồng cam
- Cũng gọi là cá đòng đòng, đòng đong, cân cấn, một loại cá nhỏ màu vàng hay hồng nhạt, đến mùa sinh sản thì màu trở nên sậm hơn. Cá sống trong hồ và những nơi có dòng chảy mạnh, thường được nuôi làm cảnh.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Dạ
- Bên trong. Thường được dùng để chỉ tình cảm con người.
-
- Tử sanh
- Tử sinh (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Quan Âm bồ tát
- Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Tổ tôm
- Một trò chơi bài lá phổ biến trong dân gian ngày trước (hiện chỉ thấy được chơi ở nước ta), thường chơi trong các dịp lễ, Tết. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.
-
- Xóc đĩa
- Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.
-
- Gia thế
- Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
-
- Gia giáo
- Có nền nếp, có giáo dục (thường nói về gia đình phong kiến thời trước).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Ăn đong
- Ăn bằng gạo mua từng bữa vì túng thiếu.