Đi đâu hớt hải hớt hơ
Hay là mất vợ, ngẩn ngơ đi tìm?
Tìm kiếm "hai kiều"
-
-
Tay bắt tay hai ngả
-
Tướng lưỡi lợi hại phân rành
-
Bảo Đại làm hại ăn mày
-
Đàng Ô Ma hai đứa ta nói chuyện
-
Kìa ai đi hái hoa sung
-
Dưa leo em hái về nhà
-
Cẩm Châu Cẩm Hải Cẩm Hà
-
Một lỗ mọc hai bờ đá
-
Ấm oái như hai gái lấy một chồng
-
Cong cong như hai cái sừng
-
Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng
-
Mây mưa không hại chi nguồn
-
Giường bốn thước hai, quan tài bốn thước bảy
Giường bốn thước hai,
Quan tài bốn thước bảy -
Trèo lên cây bưởi hái hoa
-
Tám xóm nhóm lại hai phe
-
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
-
Một đôi mà ở hai nhà
-
Thuở bé em có hai sừng
-
Sáng ngày tôi đi hái dâu
Chú thích
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Cao môn
- Nhà sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Thành Ô Ma
- Tên tiếng Pháp là Camp aux Mares (trại ở nơi có nhiều ao), một trại lính do người Pháp lập nên vào cuối thế kỉ 19. Trên bản đồ Sài Gòn 1947, khu vực Thành Ô Ma được đánh số 132, trên khu đất bao quanh bởi các con đường:
(1) Rue Chasseloup Laubat (trước 1975 là Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai)
(2) Rue de Nancy (trước 1975 là Cộng Hòa, nay là Nguyễn Văn Cừ)
(3) Rue Frère Louis (nay là một phần đường Nguyễn Trãi)
(4) Rue d'Arras (nay là đường Cống Quỳnh)
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Cẩm Châu
- Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
-
- Điện Dương
- Tên cũ là Cẩm Hải, nay là một xã ở phía Đông Nam của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
-
- Cẩm Hà
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cẩm Thanh
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, dừa.
-
- Giấy hồng đơn
- Cũng gọi là giấy hồng điều, loại giấy đỏ dùng để viết câu đối hoặc chữ để dán lên trái dưa, trái bưởi, thường dùng vào dịp Tết.
-
- Ấm oái
- (Từ mô phỏng) tiếng kêu khi chòng ghẹo nhau.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tầm xuân
- Một loại hoa hồng leo, thân nhiều gai. Hoa tầm xuân có màu hồng nhạt, có nhiều cánh, đến lúc chín thì thành quả màu cam đỏ. Tầm xuân thường được trồng làm cảnh và làm thuốc Đông y.
-
- Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài ca dao và đặt tên là "Nụ tầm xuân." Nghe ca sĩ Ái Vân trình bày bài hát.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Thạch bàn
- Phiến đá lớn, phẳng như cái mâm.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).