Tìm kiếm "vu quy"

Chú thích

  1. Có bản chép: lại.
  2. Liu điu
    Cũng gọi là thìu điu, một loài bò sát có đầu hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đặc biệt đuôi rất dài, có bốn chân.

    Con liu điu

    Con liu điu

  3. Ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, theo Tục ngữ ca dao dân ca Vĩnh Phú, trong các xứ đồng xã Tứ Xã, đồng Nhà Gia cao ráo, đất rộng; xóm Trám có phường Trám là phường trình diễn trò Trám trong hội làng.
  4. Đánh trống bỏ dùi
    Theo cách hiểu phổ biến nhất, "dùi" ở đây chỉ dùi đánh trống. Theo đó, câu này có nghĩa nói về tính vô ơn bạc nghĩa. Tuy nhiên, "dùi" còn là từ chỉ những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Đánh trống mà bỏ những "dùi" lẻ này thì người nghe không biết tiếng trống mang hiệu lệnh gì. Theo cách này, câu này lại chỉ về việc làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.
  5. Nằm gai nếm mật
    Thành ngữ này có nguồn gốc từ câu Ngọa tân thưởng đảm, xuất phát từ một điển tích trong chiến tranh Ngô-Việt vào thời Xuân Thu của Trung Quốc. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục, kể cả việc phải nếm phân của Phù Sai. Khi được thả về, ông thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng nếm để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh lấy được Ngô.
  6. Nghèo rớt mùng tơi
    Có hai cách hiểu về câu này. Theo cách phổ biến, mùng (mồng) tơi ở đây chỉ loại dây leo quấn, mập và nhớt, lá dày hình tim, lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường.

    Rau mùng tơi

    Rau mùng tơi

    Khi nấu canh mùng tơi, lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.

    Theo cách giải thích thứ hai, mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất) - loại áo khoác dùng để che mưa nắng, thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau, rất quen thuộc trong các gia đình nông dân Việt Nam trước đây. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi chứng tỏ rất nghèo.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  7. Nồi da nấu thịt
    Có bản chép "nhồi" và biến nghĩa câu thành ngữ này theo hướng hình tượng hơn, trực tiếp hơn. Điển tích ghi lại cho thấy "nồi da nấu thịt" lại xuất phát từ chuyện thợ săn ngày xưa đi săn phải làm thịt thú ăn ngay giữa rừng. Vì không có nồi, họ thường lột da thú căng ra làm nồi để nấu thịt con thú ấy. Câu này nói ý cùng ruột rà máu mủ mà hại lẫn nhau.
  8. Có bản chép: xáo.
  9. Lái quét
    Người quét rác ở chợ.
  10. Trước buổi họp chợ và sau khi tan chợ, người lái quét phải dọn dẹp để khu chợ phong quang, sạch đẹp. Bù lại, người bán hàng ở chợ sau mỗi buổi họp chợ lại cho lái quét một phần hàng hóa của mình. Vì vậy, lái quét có rất nhiều loại quà : bánh đa, bánh đúc, bánh rán, hoa quả…ăn luôn miệng không hết.
  11. Kinh Dịch có 64 quẻ, trong đó có quẻ bĩ và quẻ thái. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc, không thuận lợi, quẻ thái tượng trưng cho sự thuận lợi, hanh thông. Câu này có nghĩa khi nào sự bế tắc đến cùng cực (bĩ cực) thì sự hanh thông, thuận lợi sẽ tới (thái lai). Câu này nói ý hết khổ đến sướng, giống như câu “khổ tận cam lai” (khổ là đắng, cam là ngọt, đến tận cùng của sự cay đắng thì thời ngọt bùi sẽ tới).
  12. Cân già
    Trọng lượng thực tế nhiều hơn số đo trên cân một ít.
  13. Cân non
    Trọng lượng thực tế ít hơn số đo trên cân một ít.
  14. Vong
    Vong hồn (nói tắt).
  15. Tò vò
    Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.

    Con tò vò

    Con tò vò

  16. Câu này chỉ sự tích Đỗ Thích, một vị quan thời nhà Đinh. Các chính sử đều ghi ông là thủ phạm giết vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn với ý định tự lập mình làm vua. Theo đó, tháng 10 năm Kỉ Mão (979) vì mơ thấy có sao rơi vào miệng mình, cho đó là điềm báo nên Đỗ Thích nảy ra ý định giết vua. Thừa dịp vua Đinh Tiên Hoàng say sau một bữa tiệc, ông vào giết nhà vua và cả Đinh Liễn. Sau đó Đỗ Thích bị Đinh Quốc Công là Nguyễn Bặc bắt được, sai đem chém rồi sai đập tan xương và cắt thịt chia cho nhân dân bắt họ phải ăn. Cái chết của vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kết thúc của nhà Đinh, mở đầu nhà tiền Lê.
  17. Nếp
    Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.

    Xôi nếp

    Xôi nếp

  18. Cùm nụm
    Tên một trò chơi dân gian gồm nhiều trẻ, mỗi đứa hai tay nắm đũa, chồng lên nhiều lớp, sau đó đọc bài vè trên và được nào đọc trúng câu cuối thì được ra trước và chạy đi tìm chỗ trốn, lần lượt như thế cho đến đứa cuối cùng thì phải chạy đi lục lọi, tìm bắt cho ra mấy đứa kia.
  19. Có bản chép: Tay tí.
  20. Nhời
    Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
  21. Pha phôi
    Lẫn lộn, điên đảo.
  22. Phi nghĩa
    Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
  23. Manh manh
    Loại chim nhỏ, đẹp, hiện nay thường được nuôi làm cảnh. Có nhiều loại manh manh khác nhau. Manh manh trắng toàn thân lông màu trắng toát, trừ hai bên má có đốm lông vàng, mỏ đỏ, chân vàng, chim trống mỏ đỏ sậm, con mái mỏ đỏ lợt. Manh manh bông có mỏ đỏ, má vàng, hai bên mỏ có sọc trắng dọc theo mép tai, cổ vằn màu xám, ức đen, bụng trắng, lông dọc theo hai bên hông màu gạch có nổi bông trắng. Đuôi tuy nhỏ, ngắn nhưng lại cầu kỳ, khúc trắng khúc đen như chim trĩ. Manh manh nâu (sô-cô-la) ở má và cánh có đốm màu vàng anh.

    Một con chim manh manh

    Một con chim manh manh

  24. Chim xanh
    Tên một họ chim dạng sẻ, có hình dáng giống chào mào, sinh sống thành đàn trong rừng, kiếm ăn tại các rừng nghèo nhiều dây leo, bụi rậm. Chim ăn côn trùng, nên là loài có ích cho lâm nghiệp và nông nghiệp.

    Trong văn học cổ, chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu, nên thường được xem là người đưa tin, làm mối, hoặc chỉ tin tức qua lại, tuy hiện không rõ có đúng là loài chim xanh này không.

    Chim xanh cánh lam

    Chim xanh cánh lam

  25. Chành
    Mở rộng về bề ngang, như banh.
  26. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  27. Đồng cốt
    Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.

    Một bà đồng ngày xưa

    Một bà đồng ngày xưa

  28. Thủ
    Đầu (từ Hán Việt).
  29. Lia
    Ném, vứt.
  30. Kỉnh
    Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.