Tìm kiếm "phong vũ"
-
-
Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới
-
Gắp lửa bỏ tay người
Gắp lửa bỏ tay người
Dị bản
Bốc lửa bỏ bàn tay
-
Điếc không sợ súng
Điếc không sợ súng
-
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Dị bản
-
Theo voi ăn bã mía
Theo voi ăn bã mía
-
Té nước theo mưa
Té nước theo mưa
Dị bản
Tát nước theo mưa
-
Được voi đòi tiên
-
Chưa học bò đã lo học chạy
Chưa học bò đã lo học chạy
-
Khôn độc không bằng ngốc đàn
-
Trời quả báo, ăn cháo gãy răng
-
Nghĩa nhân mỏng dánh như cánh chuồn chuồn
-
Bạn vàng chơi với bạn vàng
-
Vai mang túi bạc kè kè
-
Còn tiền còn bạc, còn vợ còn chồng
-
Nói bóng nói gió
Nói bóng nói gió
-
Vợ lớn đánh vợ nhỏ
-
Một kẻ ba boa tệ bằng ba kẻ cắp
-
Vai u, thịt bắp, mồ hôi dầu
Dị bản
-
Chê sông mà uống nước bàu
Dị bản
Chú thích
-
- Bầu
- Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, các con giống nặn bằng bột màu bán ở chợ làm đồ chơi cho trẻ em, có nơi gọi chung là voi. Trẻ em địa phương có thể gọi là voi, tên chung cho các con giống (miền Bắc còn có nơi gọi là tò he), hoặc gọi tên riêng của từng con giống: voi, ngựa, gà, vịt, ông tiên...Thường trong các mẹt hàng đồ chơi này ở nông thôn, voi là con giống phổ biến hơn cả. “Voi” ở đây không to lớn gì hơn so với các con giống khác, do đó cũng không đắt tiền hơn. Duy chỉ có tiên là loại con giống hiếm hơn, và dĩ nhiên là cũng đắt tiền hơn. Cho nên “được voi đòi tiên” ban đầu có thể chỉ là câu trách các em bé có tính hay vòi vĩnh đối với thứ quà quê cụ thể đó.
-
- Độc
- Đơn lẻ (từ Hán Việt).
-
- Quả báo
- Một quan niệm theo thuyết nhân quả của Phật giáo, theo đó mọi việc làm ra (nhân) đều có trả giá (quả). Quả báo là báo ứng cho những việc xấu mà một người đã làm.
-
- Mỏng dánh
- Mỏng dính (phương ngữ).
-
- Vện
- (Chó) có vằn trên lông màu vàng xám.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, hai câu này được dùng để báo con Ông Ầm.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Nhứt phu lưỡng phụ
- Một chồng hai vợ (chữ Hán).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ba hoa
- Tiếng đánh kiệu (một cách đánh bài lá), mỗi thứ ba quân. Nghĩa bóng là nói bâng quơ, có ý khoe khoang, khoác lác.
-
- Nạm
- Nắm, nhúm (nạm tóc, nạm gạo...).
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Tu
- Uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng vật đựng.
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).