Kẻ ăn ốc người đổ vỏ
Tìm kiếm "phong vũ"
-
-
Già sinh tật, đất sinh cỏ
Già sinh tật, đất sinh cỏ
-
Mạ úa cấy lúa chóng xanh
-
Chơi cho thủng trống long bồng
Chơi cho thủng trống long bồng
Xong rồi ta sẽ lấy chồng lập nghiêm
Chơi cho thủng trống long chiêng
Xong rồi ta sẽ lập nghiêm lấy chồngDị bản
Chơi cho thủng trống long bồng
Rồi ra ta sẽ lấy chồng lập nghiêm
Chơi cho thủng trống lăn chiêng
Rồi ra ta sẽ lập nghiêm lấy chồng
-
Đem thân ở dưới cõi trần
Đem thân ở dưới cõi trần
Hỏi rằng em có nợ nần chi không?
Giá bao nhiêu một ông chồng
Thì em cũng bỏ đủ đồng ra mua -
Cô kia nước lọ cơm niêu
-
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Mua rau mới hái mua người đảm đang
Tiếc thay đồng tiền trinh mua vội mua vàng
Mua rau cuống héo, mua nàng ngẩn ngơ.Dị bản
Đồng tiền chinh mua vội mua vàng
Mua phải cá thối, mua nàng ngẩn ngơ
-
Ai ơi chớ lấy học trò
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Ngày thời cắp sách đi rong
Tối về lại giữ đèn chong một mìnhDị bản
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no đo giường
-
Lòng em muốn lấy thợ sơn
-
Lời nói gió bay
Lời nói gió bay
-
Lục đà lục đục
Lục đà lục đục
-
Lụt thì lút cả làng
Lụt thì lút cả làng
-
Viết như gà bới
-
Lệnh ông không bằng cồng bà
-
Khôn từ trong trứng khôn ra, dại đến già vẫn dại
Khôn từ trong trứng khôn ra, dại đến già vẫn dại
-
Lãi mẹ đẻ lãi con
Lãi mẹ đẻ lãi con
-
Chồng người mượn chẳng được lâu
Chồng người mượn chẳng được lâu
Mượn tối hôm trước tối sau người đòi
Người đòi người chả đòi không
Chém cha con đĩ trả chồng cho tao. -
Thế gian một vợ một chồng
-
Dừng có mạch, vách có tai
-
Trai ham của bể thì hèn
Trai ham của bể thì hèn
Gái ham của chợ có phen lỡ làng.
Chú thích
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Trống bồng
- Một loại trống cổ có làm bằng gỗ, thắt eo ở giữa, một mặt được bịt bằng da trăn, xung quanh tang trống có một hệ thống dây chằng bằng mây, có tác dụng làm căng hoặc chùng mặt trống. Khi diễn tấu nhạc công dùng hai tay vỗ vào mặt trống phát ra hai âm thanh, một cao, một trầm. Âm thanh trống bồng đục, ít vang.
Trống bồng thường dùng trong dàn Đại nhạc, trong sân khấu tuồng, chèo, hoặc trong các đám rước, lễ hội. Người đánh trống bồng thường có kết hợp múa.
-
- Lập nghiêm
- Làm ra vẻ nghiêm nghị, đứng đắn.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ở vậy
- Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
-
- Tiền trinh
- Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.
... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
(Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)
-
- Thợ kèn
- Người làm nghề thổi kèn cho các đám ma ngày xưa. Trước đây, nghề thợ kèn bị khinh rẻ, cho là mạt hạng.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Dừng
- Thanh bằng tre nứa cài ngang dọc để trát vách.