Tìm kiếm "tam thai"
-
-
Nhất tàu, nhì xe, tam phe, tứ hói
-
Bình Lãng rút kén ươm tơ
-
Nhất chó bốn đeo, nhì mèo tam thể
-
Chữ rằng: vấn tổ tầm tông
-
Cánh buồm bao quản gió xiêu
-
Trạng Me đè trạng Ngọt
-
Anh giai Ngõ Trạm phải hèn
-
Ba cô cùng ở một nhà
-
Chém tre đan nón ba tầm
Chém tre đan nón ba tầm
Để cho chị đội qua rằm tháng giêng
Tình nhân ghé nón đi qua
Đôi hàng nước mắt nhỏ ra ròng ròng
Thà rằng chẳng biết cho xong. -
Lưng chữ cụ, vú chữ tâm
-
Trồng tre cho biết thứ tre
Trồng tre cho biết thứ tre
Thứ tre mình nguộc, thứ tre mình ngà
Trồng cà cho biết thứ cà
Thứ cà tim tím, thứ cà xanh xanh
Trồng chanh cho biết thứ chanh
Thứ chanh ăn mắm, thứ chanh gội đầu
Trồng trầu cho biết thứ trầu
Thứ trầu đãi khách, thứ trầu đưa dâu
Trồng dâu cho biết thứ dâu
Thứ dâu ăn trái, thứ dâu để tằm -
Ngựa nào có xoáy tam tinh
-
Anh có vợ chưa, phân lại cho tường
Dị bản
Anh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Kẻo lầm sao nầy, tội nghiệp cho emAnh có vợ chưa phải thưa cho thiệt
Đừng để em lầm tội nghiệp bớ anh
-
Có đôi chưa nói lại tôi tường
-
Ngồi buồn giả chước đi câu
-
Đàng đi biết mấy dặm trường
-
Chặt cây dừa
-
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
-
Chợ phiên ngày bảy, ngày hai
Chú thích
-
- Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết
- Chính sách sắp xếp, sử dụng cán bộ ở các tỉnh phía Nam sau chiến tranh: Những cán bộ bám trụ tại chỗ được bố trí vào những chức vụ quan trọng nhất; ưu tiên thứ hai là cán bộ đã chiến đấu ở chiến khu R; ưu tiên thứ ba dành cho cán bộ đã từng bị đi tù; ưu tiên cuối cùng dành cho cán bộ miền Nam từng tập kết ra Bắc.
-
- Nhất tàu, nhì xe, tam phe, tứ hói
- Tàu: thủy thủ tàu viễn dương. Xe: tài xế. Phe: con buôn. Hói: cấp lãnh đạo. Câu này "xếp hạng" độ giàu có của các thành phần trong xã hội thời bao cấp.
-
- Bình Lãng
- Một làng nay thuộc địa phận xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Quỹ Nhất
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Làng Vò
- Một làng nay thuộc địa phận xã Yên Lộc, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định.
-
- Huyền đề
- Móng thừa ở chân chó, cũng gọi là móng treo hoặc móng đeo. Chó có móng này gọi là chó huyền đề.
-
- Mèo tam thể
- Mèo có bộ lông mang ba màu sắc khác nhau ở ba vùng riêng biệt, thông thường là các màu vàng/nâu vàng/đỏ, đen/nâu đen và trắng.
-
- Vấn tổ tầm tông
- Hỏi những người cao tuổi có quan hệ huyết thống hay tra cứu từ những tộc phả, gia phả, lời di huấn, sách vở v.v. để tìm hiểu về gốc tích của một dòng họ.
-
- Chín chiều
- Xem chú thích Chín chữ cù lao.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tam niên nhũ bộ
- Ba năm đầu đời của đứa trẻ được mẹ cho bú sữa (nhũ), mớm cơm (bộ).
-
- Nguyễn Giản Thanh
- Trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông người làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Làng Ông Mặc có tên Nôm là làng Me, nên nhân dân cũng gọi ông là trạng Me.
-
- Hứa Tam Tỉnh
- Người làng Như Nguyệt (làng Ngọt), huyện Yên Phong (nay thuộc xã Tam Giang huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Bảng nhãn khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh năm thứ 4 (1508) đời vua Lê Uy Mục.
-
- Trạng Me đè trạng Ngọt
- Tương truyền trong khoa thi đình năm Mậu Thìn (1508), Nguyễn Giản Thanh (người làng Me) vốn đỗ bảng nhãn, còn Hứa Tam Tỉnh (người làng Ngọt) đỗ trạng nguyên. Khi hai ông vào yết kiến mẹ nuôi nhà vua, bà này lại muốn Nguyễn Giản Thanh đỗ trạng nguyên, vì trông ông khôi ngô tuấn tú hơn. Chiều lòng mẹ, vua cất nhắc ông lên làm trạng, hạ Hứa Tam Tỉnh xuống bậc bảng nhãn, vì thế mà thành câu nói này. Đời sau vì thế cũng gọi Nguyễn Giản Thanh là “mạo trạng nguyên,” tức trạng nguyên nhờ dung mạo.
-
- Ngõ Trạm
- Tên một con đường ngắn thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên Ngõ Trạm ngày xưa là phố Hà Trung bây giờ (trước gọi Ngõ Trạm cũ hay Ngõ Trạm chính), phố bây giờ mới mở từ thời Pháp thuộc (ngày trước gọi Ngõ Trạm mới). Về tên gọi Ngõ Trạm, theo Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ (1943): "Ngõ ấy có một cái nhà trạm, nhận các công văn ở trong tỉnh chuyển đệ đi các nơi. Cái nhà ấy ở vào giữa phố. Chừng bốn mươi năm trước, từ phía Hàng Da đi xuống, ai qua phố ấy, thường vẫn thấy về bên tay phải, một cái nhà một tầng, chật hẹp và lụp xụp, bên ngoài che mành mành. Đó tức là nhà trạm, tới nay vì người ở đông, người ta đã thay đổi mất hẳn cái di chỉ của nhà ấy rồi."
-
- Tạm Thương
- Tên một ngõ thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời nhà Nguyễn đây là nơi đặt một cái kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân trước khi chuyển vào kho chính, nên mới có tên gọi Tạm Thương (kho tạm).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Long
- Lỏng ra, rời ra.
-
- Nhài
- Mảnh kim loại nhỏ, tròn, như cây đinh, giữ hai đầu chốt quạt giấy.
-
- Lưng chữ cụ, vú chữ tâm
- Lưng thẳng, cân đối (trông như chữ “cụ” 具), vú đầy đặn, săn chắc (hình dáng như chữ “tâm” 心) là hai nét hay gặp của người phụ nữ mắn đẻ, khéo nuôi con.
-
- Nguộc
- Ngọc (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tam tinh
- Xoáy mọc trên sống mũi, nằm giữa hai con mắt gia súc (trâu, bò, ngựa). Có nguồn cho rằng gia súc có xoáy tam tinh là có sức khỏe, nhưng cũng có nguồn lại nói đây là dấu hiệu của gia súc xấu, không nên mua hoặc nuôi.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Họa
- Vẽ (từ Hán Việt).
-
- Giả chước
- Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Ngưu
- Con trâu (từ Hán Việt).
-
- Tầm
- Tìm (từ Hán Việt)
-
- Mã
- Con ngựa (từ Hán Việt).
-
- Nghĩa Hành
- Địa danh nay là huyện trung du duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Tam Bảo
- Tên một phiên chợ ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Chợ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người Kinh và người Thượng thuộc các quận Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và Sơn Hà. Đây có lẽ là phiên chợ xuất hiện lâu đời nhất tại Quảng Ngãi và còn tồn tại mãi cho đến sau này. Không rõ đích xác chợ xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào, và nơi họp đầu tiên là ở đâu, nhưng đến đời vua Tự Đức thì chợ chính thức tọa lạc tại Kim Thành Hạ (Nghĩa Hành). Chợ họp ngày mồng hai và mồng bảy âm lịch mỗi tháng, với nhiều mặt hàng, trong đó nổi tiếng có chè bó, chè búp.