Tìm kiếm "vu vơ"

Chú thích

  1. Thấy bà
    Cách nói nhấn mạnh thể hiện ý: nhiều hơn bình thường, rất, lắm (khẩu ngữ).
  2. Thịt thà
    Thịt thực phẩm nói chung
  3. Hổng
    Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  4. Có người hiểu câu tục ngữ này với ý coi thường hạng ca sĩ, nhưng theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Thời xưa người ta chia ra "tứ dân" (sĩ, nông, công, thương), là những thành phần có số lượng đông đảo và chuyên nghiệp. Còn các thành phần ít người và thiếu chuyên nghiệp như thợ săn, lái đò, bốc vác, v.v. trong đó có giới ca sĩ (xướng ca), thì không được xếp vào loại nào (vô loài), tức là không nằm trong "tứ dân," chứ không có ý khinh khi. Trái lại, nghề ca sĩ xưa (và cả nay) lại được rất nhiều người mê. Tuy nhiên, giới xướng ca xưa chủ yếu là nghiệp dư, tuổi nghề lại ngắn, dễ thất nghiệp nên cuộc sống bấp bênh, người ta dùng câu tục ngữ trên để khuyên can những ai lựa nghề ca hát làm nghiệp.

    Các trí thức ngày xưa vẫn có thú thưởng thức hát chèo, hát ví, ca trù, cô đầu, hát xẩm,... Nổi tiếng nhất có lẽ là nhà nho Nguyễn Công Trứ với niềm đam mê hát ả đào.

    Hát bội làm tội người ta
    Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con

    (Ca dao)

  5. Sanh tâm biến tánh
    Thay đổi tính nết (cách nói của người Nam Bộ).
  6. Hốt hỏa lôi đình
    (Tính tình, cư xử) nóng như lửa (hỏa), như sấm sét (lôi).
  7. Sút
    Long ra, rời ra.
  8. Nói về những con sông có nước độc.
  9. Chợ Đồng Xuân
    Một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội, nằm trong khu phố cổ. Chợ Đồng Xuân được người Pháp xây dựng từ giữa năm 1889, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là ngõ chợ Đồng Xuân. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một và trở thành điểm chiến đấu ác liệt. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m² như hiện nay.

    Cổng chợ Đồng Xuân

    Cổng chợ Đồng Xuân

  10. Quần Ngựa
    Tên một phường thuộc quận Ba Đình, Hà Nội, nằm ở vị trí trước kia là trường đua ngựa (sân Quần Ngựa) do người Pháp lập nên vào khoảng năm 1895-1896.

    Sân Quần Ngựa thời Pháp thuộc - Ảnh chụp của cựu Toàn quyền Đông dương Armand Rousseau

    Sân Quần Ngựa thời Pháp thuộc - Ảnh chụp của cựu Toàn quyền Đông dương Armand Rousseau

  11. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  12. Có ăn uống kham khổ lúc này thì về sau, khi đã già, mới có cơ ung dung ngồi ngắm những của cải mà mình đã dày công tạo dựng được (theo GS. Nguyễn Đức Dương).
  13. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  14. Gia nô
    Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
  15. Đồng lân
    Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
  16. Có bản chép: tẻ ngắt.