Phận người nát giỏ còn tre
Phận ta nát gỗ nhánh nè cũng không
Tìm kiếm "già"
-
-
Thờ Ngô, vồ mả
-
Ăn cam mới biết mùi cam
Ăn cam mới biết mùi cam
Lấy chồng lựa chỗ trưởng nam mau giàu
– Em ơi đừng có ham giàu
Một trăm cái giỗ đổ lên đầu trưởng nam -
Giáo giở bàn tay
-
Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
-
Giáo đa thành oán
-
Vú dài ba thước vắt vai
-
Nẫu giàu nẫu được sướng sang
-
Nồi dấm mà nấu cà kiu
-
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Nuôi quân ta nộp lúa vàng
Quân no đánh thắng, giết ngàn giặc Tây -
Tràng sưa sáo rách
-
Tây qua rồi lại Tây về
Tây qua rồi lại Tây về
Giặc nổi bốn bề ta lại đánh tan -
Tứ mã phân thây
-
Thằng Tây ăn ở nhiều lòng
Thằng Tây ăn ở nhiều lòng
Sớm hòa, tối đánh là phường xỏ xiên -
Thằng Tây mà nhảy xuống đây
Thằng Tây mà nhảy xuống đây
Lòi xương, thủng bụng, phanh thây đầy đồng -
Nghèo thì cạp đất mà ăn
Nghèo thì cạp đất mà ăn
-
Hai ông tướng sĩ đề binh
-
Nhà ta nghèo một gian, hai chái
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa
Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa
-
Nhà giàu ăn cơm ba bữa, nhà khó đỏ lửa ba lần
Nhà giàu ăn cơm ba bữa,
Nhà khó đỏ lửa ba lần
Chú thích
-
- Nhánh nè
- Tấm rào của nhà nghèo, thường làm bằng tre, gỗ. Mỗi khi đi vắng, chủ nhà lấy nhánh nè rấp cửa ngõ lại. Còn gọi cửa nè.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Thờ Ngô, vồ mả
- Tương truyền ở vùng Liễu Đôi ngày xưa quân xâm lược Trung Quốc bị tiêu diệt nhiều, thây thối rữa mấy tháng không chôn hết, uế khí lan tràn gây nên bệnh tật. Những người nhẹ dạ, mê tín cho rằng ma Ngô báo hại nên bày thờ cúng để cầu yên ổn. Câu tục ngữ này phê phán việc thờ cúng ma Ngô, cho rằng làm như vậy là tự giày xéo lên mồ mả tổ tiên mình.
-
- Giáo giở
- Tráo trở, lật lọng.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Giàu giờ Ngọ, khó giờ Mùi
- Mới khắc trước giàu sang, khắc sau đã nghèo khó, mới thấy của cải, vật chất là phù du.
-
- Giáo đa thành oán
- Chỉ dạy, nhắc nhở cái sai của người ta nhiều quá dễ khiến người bị lỗi sinh oán giận.
-
- Vú dài ba thước
- Hình tượng được dùng trong văn học, sử sách cổ để chỉ người phụ nữ kiệt xuất, thường là Bà Triệu. Sách Giao Chỉ chí chép:
Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Cà kiu
- Một loại cà có tràng hoa màu tím, cho quả nhỏ bằng ngón chân cái, mọng tròn, màu đỏ hoặc cam, vị rất chua, mùi thơm đặc biệt.
-
- Tràng sưa sáo rách
- Cái tràng thưa và tấm sáo rách. Chỉ gia cảnh nghèo hèn.
-
- Tứ mã phân thây
- Hay tứ mã phanh thây, một hình phạt thời phong kiến. Tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa và bị kéo cho đến khi đứt rời ra, chảy máu cho đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể là ngũ mã phân thây với sợi dây thứ năm cột vào cổ.
-
- Giày
- Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra.
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Chái nhà
- Phần mở rộng bên trái hoặc phải của nhà chính, thường để chứa tạm nông sản hoặc nông cụ.
-
- Nhà lá mái
- Một kiến trúc nhà ở truyền thống và độc đáo chỉ thấy ở các tỉnh từ Quảng Trị trở vào Phú Yên, đặc biệt là Bình Định. Vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, tranh, đất... nhưng rất bền. Mái, vách nhà đều có hai lớp nên mát mẻ vào hè và ấm áp vào đông. Giàn cột, kèo, xiên, trính… đều sử dụng danh mộc như lim, sơn, sầm ná, xay, mít ... được chạm trổ hoa lá, chim thú rất công phu và thẩm mĩ. Quá trình xây nhà thường mất từ 2-3 năm. Nhà lá mái hiện vẫn còn rải rác ở miền Trung nhưng đều ở trong tình trạng bảo quản kém.