Một nhà có bốn nàng dâu
Dâu cả buôn bán ra màu phong lưu
Dâu hai có vẻ mĩ miều,
Bạc tiền thóc lúa, bao nhiêu đem về
Dâu ba lùn tũn, xòa xuề
Nhờ ơn cha mẹ cho về miền Nam
Dâu tư có tánh hay làm,
Chăn trâu cắt cỏ miên man ngoài đồng
Tìm kiếm "dầu tim"
-
-
Ví dầu chồng thấp vợ cao
-
Công em gánh gạch đền đây
Công em gánh gạch đền đây
Chẳng đắp nên núi cũng xây nên tường
Công em gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Ví dầu chẳng được thắp hương
Thì em đạp đổ bức tường em raDị bản
Công tôi gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Chả tin, lên hỏi ông thầy
Gạch này ai gánh, chùa này ai xây?
-
Đầu xuôi, đuôi lọt
Đầu xuôi, đuôi lọt
-
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dù tình có dở dang
Thì cho thiếp đón đò ngang thiếp vềVideo
-
Ăn đấu trả bồ
-
Ví dầu tình thiếp dở dang
Ví dầu tình thiếp dở dang
Thì cho thiếp mượn đò ngang thiếp vềDị bản
Ví dầu tình đã phụ phàng
Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về
-
Ví dầu vàng chín vàng mười
Ví dầu vàng chín vàng mười
Vàng tới đất người vàng cũng ra thanDị bản
-
Phận em còn nhỏ còn khờ
Phận em còn nhỏ còn khờ
Làm dâu chưa đặng thì nhờ có anhDị bản
-
Bắp chuối mà gói sầu đâu
-
Tui đau tương tư, ba tui chạy thuốc, chị tui suốt lá sầu đâu
-
Bụi dâu khum cây chùm gởi đóng
-
Làm dâu về nhà người ta
Làm dâu về nhà người ta
Ăn no ngủ nướng mẹ la chồng rầy -
Dâu non ngon miệng tằm
-
Ví dầu, ví dẫu, ví dâu
Ví dầu, ví dẫu, ví dâu
Ăn trộm bẻ bầu, tôi chẳng dám la -
Chàng nhìn thiếp rưng rưng hột lụy
-
Của rẻ của ôi, của để đầu hồi là của vứt đi
-
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví dầu ví dẩu ví dâu,
Ăn trộm hái bầu ăn cướp bắt trâu,
Cướp bắt trâu đành rầu đành chịu,
Trộm hái bầu vừa níu vừa la -
Hội Dâu đã tàn, hội Gióng đã tan
-
Xăm xăm trong Thủ đi ra
Chú thích
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tầm gửi
- Còn gọi là chùm gửi, là tên gọi chung của một họ thực vật sống bán kí sinh trên những cây khác. Có khoảng 1300 loại tầm gửi, vài loại trong số đó có tác dụng chữa bệnh.
-
- Võng dù
- Ngày xưa những nhà giàu sang quyền quý mới được đi võng dù. "Võng dù" cũng dùng để chỉ cảnh vinh sang phú quý.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Thì
- Thời, lúc.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Giọt châu
- Giọt lệ, giọt nước mắt.
-
- Đầu hồi
- Phần tường ở hai đầu nhà ba gian hay năm gian truyền thống, thường dùng làm nơi để củi hay đồ cũ, hỏng, không dùng đến.
-
- Hội chùa Dâu
- Một lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch tại chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, cầu cho mưa thuận gió hòa.
-
- Hội Gióng
- Một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng. Có hai hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội gồm có lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa, hoạt cảnh đánh giặc Ân...
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Hội Bưởi
- Hội làng truyền thống được tổ chức hằng năm vào mồng 10 tháng Tư âm lịch tại làng Bưởi ở xã Đại Bá, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội có các nghi thức tế lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, xem múa hát ả đào và tục ném cây bông sau buổi tế.
-
- Thủ Dầu Một
- Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, và cũng là tên cũ của tỉnh này. Theo PGS.TS Lê Trung Hoa trong cuốn Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học thì địa danh Thủ bao gồm từ tố thủ (trước chỉ đồn canh, sau chỉ một chức vụ người đứng đầu một thủ) và dầu một do địa phương này ngày xưa có một cây dầu cao vượt hẳn những cây dầu khác trong vùng.