Gái đâu gái hỗn gái hào
Trai chưa vô làm rể gái đã vào làm dâu
Gái đâu gái hỗn gái hào
Dị bản
Gái đâu có thứ hỗn hào
Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu
Gái đâu gái hỗn gái hào
Trai chưa vô làm rể gái đã vào làm dâu
Gái đâu có thứ hỗn hào
Trai chưa làm rể, gái vào làm dâu
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Chàng xa thiếp cắt cỏ quên liềm
Xuống sông gánh nước hũ chìm, gióng trôi
Về nhà than đứng thở ngồi
Đập bàn tay xuống chiếu: thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng tra áo cổ y
Chàng mà xa thiếp tài chi không phiền
Hai chân đạp đất giòn giòn
Ruột đau nỗi ruột, gan mòn nỗi gan
Ví dầu phóng hỏa phi đao
Giận thì nói vậy lẽ nào chẳng thương
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chẳng biết cửa nhà là đâu
Nào con, nào rể, nào dâu
Trai thì sợ vợ, gái âu nể chồng
Đau tương tư uống thuốc bạc trăm
Không thấy người nghĩa tới thăm chút nào
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu quên nghĩa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, há nài công lao
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu đôi lứa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, dễ nài công lao
Đứt tay một chút chẳng đau
Xa em một chút như dao cắt lòng
Ngồi buồn chẳng biết trách ai
Trách tằm kia chẳng đoái hoài tới dâu
Dâu kia hết lá vì tằm
Mối sầu biết kể mấy năm cho rồi
Hàng xóm khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay
(Mồng hai Tết viếng cô Ký - Tú Xương)
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Truyện Kiều)
Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)