Tìm kiếm "vu khống"
-
-
Sói vào nhà, không mất gà cũng mất vịt
Sói vào nhà, không mất gà cũng mất vịt
-
Rắn đến nhà, không đánh thành quái
Rắn đến nhà, không đánh thành quái
Gái đến nhà, chẳng chơi cũng thiệt -
Khôn như tiên, không tiền cũng dại
-
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
Thà cho vàng, không ai dẫn đàng đi buôn
-
Trai nên trai, không thiếu chi vợ
-
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
-
Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe
Biết thì thưa thốt
Không biết dựa cột mà nghe -
Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng
Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng
-
Đánh chết, mà nết không chừa
-
Trời ơi, nắng miết không mưa
-
Chim quyên dại lắm, không khôn
-
Ghen vợ, ghen chồng không nồng bằng ghen ăn
Ghen vợ, ghen chồng không nồng bằng ghen ăn
-
Nắm kẻ có tóc, không ai nắm kẻ trọc đầu
Nắm kẻ có tóc,
Không ai nắm kẻ trọc đầu -
Một nắm giẻ rách, không lau sạch được sơn hà
-
Xúi nhau làm phúc, không ai giục nhau đi kiện
Xúi nhau làm phúc, không ai giục nhau đi kiện
-
Được ăn cả, ngã về không
Được ăn cả,
Ngã về không -
Con dế kêu sầu, sao anh không bắt ngắt râu
Con dế kêu sầu, sao anh không bắt ngắt râu
Để nó kêu rỉ rả suốt đêm thâu, em buồn. -
Có tiền chó hóa kỳ lân, không tiền kỳ lân hóa chó
-
Một người nói ngang, ba làng không nói lại
Một người nói ngang, ba làng không nói lại
Dị bản
Nói ngang làng hay ghét
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ba quân thiên hạ
- Mọi người trong thiên hạ. Xem thêm Ba quân.
-
- Bánh dừa
- Một loại bánh nướng làm từ dừa tươi, bột nếp và đường. Bánh ăn ngọt và ngậy, thơm mùi dừa, là một đặc sản miền Trung.
-
- Miết
- Hoài, mãi (phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ).
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...
-
- Huệ
- Một loài cây nở hoa rất thơm về đêm. Vì đặc tính độc đáo ấy, huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm về đêm). Huệ được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Lưu ý phân biệt với hoa huệ tây, còn gọi là hoa loa kèn.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.