Tìm kiếm "ví thử"
-
-
Ví dầu đèn tỏ hơn trăng
-
Anh la khóc làm chi cho nát miễu xiêu đình
-
Vị tình vị nghĩa, ai vị đĩa xôi đầy
-
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Dị bản
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Không dám chào bạn cũ bởi chưng đói nghèo
-
Dắt voi phải tìm đường cho voi đi
Dắt voi phải tìm đường cho voi đi
-
Ví dầu cha đánh, mẹ treo
-
Vì chưng ăn miếng trầu anh
-
Đi qua cúi nón ngang đầu
Đi qua cúi nón ngang đầu
Không chào không hỏi biết khi nào cho quen
– Đi qua cúi nón nghiêng lưng
Không chào không hỏi vì chưng tôi đói nghèo -
Chàng về em dặn nhời này
-
Ví dầu quần áo tả tơi
Ví dầu quần áo tả tơi
Một sương hai nắng mà thảnh thơi trong lòng -
Ví dầu ngày tháng thoi đưa
-
Ví dầu ví dẫu ví dâu
Ví dầu ví dẫu ví dâu,
Ăn trộm hái bầu, ăn cướp hái dưa. -
Em nay buôn chỉ bán tơ
-
Chỉ tơ rối ở trong cuồn
-
Trên cao đã có thánh tri
-
Lấy vợ kiêng tuổi đàn bà
Lấy vợ kiêng tuổi đàn bà
Làm nhà kiêng tuổi đàn ông -
Anh như Đại Thánh trên mây
-
Bởi vì Tân biến vi toan
-
Phác ngọc tối trân quân nghi vi thạch
Chú thích
-
- Cao lương mĩ vị
- Món ăn ngon và quý nói chung (chữ Hán).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Vi
- Vây.
-
- Vị
- Nể nang (từ cổ).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Hoan hùy
- Hoan hỉ, vui mừng (từ cũ).
-
- Tái lai
- Trở lại lần nữa (từ Hán Việt).
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.
-
- Guồng
- Cũng gọi là cuồng, mớ chỉ, sợi quấn tròn lại thành một cục lớn, không có trục hoặc lõi bên trong.
-
- Thánh tri
- Thánh biết.
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Tôn Ngộ Không
- Một trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Trung Quốc Ngô Thừa Ân, rất quen thuộc trong văn hóa Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ nứt từ đá ra, học được 72 phép biến hóa, có phép Cân đẩu vân (bay lộn trên mây, nhún mình một cái bay được một vạn tám ngàn dặm), sử dụng vũ khí là gậy sắt (thiết bảng), tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Sau Tôn Ngộ Không theo phò Đường Tam Tạng sang Tây Trúc thỉnh kinh, dọc đường có nhiều công trạng trong việc đánh yêu ma quỷ quái, bảo vệ Đường Tăng, đồng thời cũng gặp phải nhiều kiếp nạn.
-
- Quan Âm bồ tát
- Quan Âm, Quan Thế Âm, Quán Âm, Phật Bà đều là các tên gọi khác nhau của Quán Thế Âm, một trong những vị Bồ Tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa. Theo đạo Phật cũng như dân gian, Quan Âm có hình hài của một người phụ nữ, gương mặt hiền lành phúc hậu, đứng hoặc ngồi xếp bằng trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ, thường hiện ra để cứu khổ cứu nạn - vì vậy những người gặp nạn thường niệm "Nam mô Quan Thế Âm bồ tát." Một số tài liệu, hình vẽ và tượng lại mô tả Quan Âm là một vị phật có nghìn mắt, nghìn tay để quán xuyến việc thế gian.
-
- Tân biến vi toan
- Chữ tân 辛 biến thành chữ toan 酸, một quan niệm lí số, theo đó những người thuộc can Tân (Tân Mùi, Tân Tỵ, Tân Mẹo, Tân Sửu, Tân Hợi, Tân Dậu) thường gặp nhiều chua cay (toan) trong cuộc đời. Tân biến vi toan là một trong Thập can chiết tự:
Giáp 甲 biến vi điền 田
Ất 乙 biến vi vong 亡
Bính 丙 biến vi tù 囚
Đinh 丁 biến vi vu 于
Mậu 戊 biến vi quả 寡
Kỷ 己 biến vi ân 殷
Canh 庚 biến vi cô 孤
Tân 辛 biến vi toan 酸
Nhâm 壬 biến vi vương 王
Quý 癸 biến vi thiên 天
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Phác ngọc tối trân quân nghi vi thạch
- Ngọc đá quý vô cùng mà người (còn) ngờ là đá.
-
- Cao dương tuy mỹ chúng khẩu nan điều
- Một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám, nghĩa là "thịt dê tuy ngon nhưng khó mà nêm nếm cho vừa miệng nhiều người."