Tìm kiếm "ví thử"
-
-
Ví dầu không bẻ đặng hoa
-
Ví dầu, ví dẩu, ví dâu
-
Chị về dựa bóng sao Mai
-
Chị về em lại trông theo
Chị về em lại trông theo
Ruột đứt chín khúc gan treo ngang chừng. -
Ví dầu chồng thấp vợ cao
Ví dầu chồng thấp vợ cao
Qua sông nước lớn, cõng tao bớ mầy -
Công em gánh gạch đền đây
Công em gánh gạch đền đây
Chẳng đắp nên núi cũng xây nên tường
Công em gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Ví dầu chẳng được thắp hương
Thì em đạp đổ bức tường em raDị bản
Công tôi gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Chả tin, lên hỏi ông thầy
Gạch này ai gánh, chùa này ai xây?
-
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dù tình có dở dang
Thì cho thiếp đón đò ngang thiếp vềVideo
-
Ví dầu tình thiếp dở dang
Ví dầu tình thiếp dở dang
Thì cho thiếp mượn đò ngang thiếp vềDị bản
Ví dầu tình đã phụ phàng
Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về
-
Ví dầu vàng chín vàng mười
Ví dầu vàng chín vàng mười
Vàng tới đất người vàng cũng ra thanDị bản
-
Chẳng thảo vì mèo ăn than
-
Ví dầu, ví dẫu, ví dâu
Ví dầu, ví dẫu, ví dâu
Ăn trộm bẻ bầu, tôi chẳng dám la -
Xấu tre đan chẳng nên sàng
-
Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví dầu ví dẩu ví dâu,
Ăn trộm hái bầu ăn cướp bắt trâu,
Cướp bắt trâu đành rầu đành chịu,
Trộm hái bầu vừa níu vừa la -
Ra đường chẳng dám chào nhau
Ra đường chẳng dám chào nhau
Con mắt liếc thấy dạ đau quằn quằn
Về nhà cơm chẳng muốn ăn
Chân chẳng muốn bước vì chưng nhớ người -
Chim bay về ổ
Chim bay về ổ
Nước đổ về nguồn
Bởi chưng lỡ bước trên đường công danh! -
Xem cung nô bộc số này
-
Nước trong xanh chảy quanh Cầu Vĩ
-
Bao giờ sông Vị cạn khô
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trời sinh ra núi Ba Vì
Chú thích
-
- Nói thả nói ví
- Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ví
- Đuổi (theo). Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Nô bộc
- Một trong số mười hai cung của tử vi, thể hiện mối quan hệ của bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc đối với thân chủ.
-
- Cầu Vĩ
- Tên mới là cầu Quang Phú, một cây cầu nằm trên đoạn Quốc lộ 53, thuộc xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Cầu Vĩ đồng thời cũng là tên thường gọi của khu vực này.
-
- Sông Vị Hoàng
- Tên một con sông đào chảy qua đất Vị Hoàng, thuộc tỉnh Nam Định. Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa. Năm 1832, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ nhiều vào sông Vị Hoàng, sông bị bồi lấp dần, nên gọi là sông Lấp. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của sông Vị Hoàng.
Sông Vị Hoàng chính là con sông đã đi vào thơ Tế Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
-
- Ba Vì
- Tên một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì (Hà Nội), Lương Sơn và Kỳ Sơn (Hòa Bình), cách nội thành Hà Nội chừng 60km. Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên, còn gọi là núi Tản. Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Ở chân núi Tản có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (đức thánh Tản), một trong tứ bất tử, thể hiện cho khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt.