Vào nhà thủ trưởng tưởng cái kho
Tìm kiếm "cái ngủ"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mười hũ vàng chôn không bằng cái trôn con heo nái
Dị bản
Lỗ tiền chôn không bằng lồn con heo nái
Một hũ vàng chôn không bàng cái lồn heo nái
-
Trăm mâm cẩn sui không bằng cái mui cá chuồn
Dị bản
Dọn mâm sui không bằng mui cá chuồn
-
Cần tái, cải nhừ
-
Tình người như cá trong lờ
-
Phụ đồng chổi
Phụ đồng, phụ chổi
Thổi lổi mà lên
Ba bề, bốn bên
Đồng lên cho chóng
Nhược bằng cửa đóng
Phá ra mà vào
Cách sông, cách ao
Cũng vào cho lọt
Cái roi von vót
Cái vọt cho đau … -
Cháu cậu mà lấy cháu cô
-
Tròng trành như nón không quai
Tròng trành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng -
Chiếu manh lo phận chiếu manh
-
Chàng ràng như cá quanh nơm
-
Khi xưa ăn những gạo vay
Khi xưa ăn những gạo vay
Bây giờ cầm đến cái chày rã hơi -
Trăm năm soi tấm gương mờ
Trăm năm soi tấm gương mờ
Không bằng một phút soi nhờ gương trong -
Trả ơn cái cối cái chày
-
Giường rộng thì ghé lưng vào
-
Đi qua cúi nón ngang đầu
-
Thế gian lắm chuyện khôi hài
Thế gian lắm chuyện khôi hài
Hễ ăn được cá tính bài bỏ nơm -
Khăn bìa bốn chéo bịt trùm
Dị bản
Khăn bìa đôi bốn chéo bịt trùm
Chỗ nào nhơn đạo chỉ giùm cho em
-
Nón anh quai xanh quai đỏ, đồ bỏ mái hè
-
Cậu cai buông áo em ra
-
Cái nón nhỏ nan, quai vàng chí ngực
Chú thích
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Mâm cẩn sui
- Mâm quả để biếu sui gia trong lễ cưới.
-
- Mui
- Phần sụn trước mũi cá.
-
- Cá chuồn
- Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Họ ngoại thì con cô con cậu hay đôi con dì cũng không có phép lấy nhau, nhưng từ đời cháu trở xuống thì được phép. Đôi khi, có chuyện hai chị em một nhà hay hai cô cháu một nhà lấy một ông chồng. Tục này khác với tục Âu châu: đã lấy một người thì không được phép lấy chị em cô cháu người ấy nữa. (Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính)
-
- Xong xanh
- Xông xênh.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Rạng
- Hoa mắt (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trẹt
- Dụng cụ sàng gạo hoặc để bày hàng hóa ở miền Trung. Trẹt được đan bằng tre, có vành nông, nhỏ hơn cái nia nhưng lớn hơn cái sàng, tương tự cái mẹt ngoài Bắc.
-
- Nia
- Dụng cụ đan bằng tre, hình tròn, có vành, rất nông, dùng để đựng và phơi nông sản (gạo, lúa)...
-
- Tơ hào
- Tơ (cũng phát âm là ti) là sợi tơ, một loại sợi rất nhỏ. Hào là sợi lông rất nhỏ khi chim mới mọc lông. Tơ hào hay ti hào vì vậy được dùng để chỉ một phần rất nhỏ, một chút xíu, mảy may, hoặc một chút mơ tưởng thoáng qua.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).