Ốc chẳng mang nổi mình ốc, ốc còn làm cọc cho rêu
Tìm kiếm "Thịnh Liệt"
-
-
Điếc không sợ súng
Điếc không sợ súng
-
Xỏ lá ba que
-
Cha nó lú có chú nó khôn
Dị bản
Nó lú có chú nó khôn
-
Thâm đông thì mưa
-
Con không cha như nhà không nóc
Con không cha như nhà không nóc
Dị bản
Con mất cha như nhà mất nóc
-
Con hơn cha, nhà có phúc
-
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại
-
Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
-
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
-
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Dị bản
-
Ông nói gà, bà nói vịt
Ông nói gà, bà nói vịt
-
Cháu bà nội, tội bà ngoại
Dị bản
Ăn nội tội ngoại
Ăn ngoại vái nội
-
Cờ gian bạc lận
Cờ gian bạc lận
-
Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng
-
Một người làm quan, cả họ được nhờ
Một người làm quan, cả họ được nhờ
Dị bản
Một người làm quan, sang cả họ
Một người làm quan cả họ được cậy
Một người làm bậy cả họ mất nhờ
-
Lấy ngắn nuôi dài
Lấy ngắn nuôi dài
-
Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy
Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy
-
Quýt làm, cam chịu
Quýt làm, cam chịu
-
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
Dị bản
Sẩy cha còn chú,
Sẩy mẹ bú vú dì
Chú thích
-
- Xỏ lá ba que
- Có ý kiến cho rằng thành ngữ này xuất phát từ một trò chơi ăn tiền, trong đó kẻ chủ trò nắm trong tay một cái lá có xỏ một cái que, đồng thời chìa ra hai que khác. Ai rút được que xỏ lá là được cuộc, còn rút que không lá thì phải trả tiền. Tuy vậy, kẻ chủ trò luôn mưu mẹo khiến người chơi bao giờ cũng thua. Vì thế người ta gọi nó là thằng xỏ lá hoặc thằng ba que.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc của thành ngữ này.
-
- Lú
- Lú lẫn, ngu dại.
-
- Mỉu
- Biến âm của từ "miu" (miêu) nghĩa là con mèo.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Cháu bà nội, tội bà ngoại
- Con đẻ ra mang họ nội, nhưng khi cần trông nom lại thường nhờ vả về bên ngoại.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Sẩy
- Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.