Tìm kiếm "nghe kèn"
-
-
Rượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ
-
Sự này chỉ tại Bà Chè
-
Muốn ăn khoai sọ chấm đường
-
Công anh chăn nghé đã lâu
Công anh chăn nghé đã lâu
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?Dị bản
-
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
-
Làng Vạc ăn cỗ ông Nghè
-
Trai An Thái, gái An Vinh
-
Tay cầm sào chống lái
-
Quan Nghè ở tận trong hang
-
Nhất Phước Kiều đám ma, nhì Thanh Hà nhà cháy
-
Ai về Chợ Vạn thì về
-
Một chữ anh cũng thi
-
Mâm thau em chùi cám
-
Số thầy là số lôi thôi
-
Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn
Dị bản
-
Thái Đô làm kẹo mạch nha
-
Đất họ Lê, nghề họ Vũ
-
Chiêm Sơn là lụa mĩ miều
Dị bản
-
Đi đâu mà chẳng biết ta
Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm rau húng rau mùi
Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa
Mồng tơi mướp đắng ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Anh giúp em đôi quang tám dẻ cho bền
Mượn người lịch sự gánh lên kinh kì
Gánh lên chợ Mới một khi
Mong cho đến chợ anh thì nghỉ chân!Dị bản
Đi đâu mà chẳng biết ta
Ta ở xóm Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm rau húng rau mùi
Thìa là cải cúc đủ mùi hành hoa
Mồng tơi mướp đắng ớt cà
Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên
Giúp em đôi quang tám dẻ cho bền
Mượn người lịch sự gánh lên chợ trời
Gánh đi lòng những bồi hồi
Mong cho đến chợ còn ngồi nghỉ ngơi!
Chú thích
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Rượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ
- Rượu “cheo” là rượu nộp cho làng về việc cưới xin, kẻ được dự phần uống không mất tiền; “cháo thí” là cháo bố thí, “nghe hát nhờ” không mất vé. Cũng ăn uống, chơi bời nhưng là lợi dụng để không phải bỏ ra đồng nào (theo Hoàng Tuấn Công).
-
- Đặng Thị Huệ
- Vợ chúa Trịnh Sâm thời Lê trung hưng. Bà là một giai nhân tuyệt sắc bậc nhất của phủ chúa Trịnh. Được chúa Trịnh Sâm sủng ái và yêu chiều, bà tham gia vào chính sự, rất lộng hành, làm nhiều việc càn rỡ gây nên nhiều biến động trong triều đình.
Thuở hàn vi Đặng Thị Huệ làm nghề hái chè, nên dân gian gọi là bà Chúa Chè.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Nghè
- Một hình thức của đền miếu. Nghè có thể là nơi thờ thành hoàng ở làng nhỏ được tách ra từ làng gốc, cũng có thể là một ngôi đền nhỏ ở một thôn nhằm thuận tiện cho dân sở tại trong sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính của làng xã khó đáp ứng nhu cầu thờ cúng thường nhật.
-
- Khoai sọ
- Tên chung của một số giống khoai (khoai sọ trắng, khoai sọ sớm, khoai sọ muộn, khoai sọ nghệ, khoai sọ núi...) tương tự khoai môn như cho củ nhỏ hơn, nhiều tinh bột. Khoai sọ ăn được, thường để luộc, nấu canh hoặc nấu chè, hoặc cũng dùng làm thuốc. Ở một số vùng quê trước đây có nhiều khoai sọ mọc hoang, người dân thường tìm đào ăn trong những mùa đói kém.
-
- Lường
- Tên đoạn sông Lam chảy qua vùng thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tại đây có bến sông gọi là bến Đò Lường. Sông Lường là con sông gắn liền với bài hát Ví giận thương (Giận mà thương) nổi tiếng:
“Anh cứ nhủ rằng em không thương
Em đo lường thì rất cặn kẽ
Chính thương anh nên em bàn với mẹ
Phải ngăn anh không đi chuyến ngược Lường”Nghe bài hát Giận mà thương do NSND Thu Hiền trình bày.
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tam Quăng.
-
- Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
- Tinh thông một nghề thì có thể sống đầy đủ, sung sướng cả đời (thành ngữ Hán Việt).
-
- Thợ thuyền
- Công nhân (từ cũ).
-
- Cổ Đô
- Một thôn thuộc xã Trà Sơn, tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên ngày trước, nay là một phần của xã Thiệu Đô, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Vận Quy
- Cũng gọi là làng Vận, một làng nay thuộc xã Thiệu Vận, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Trà Đông
- Cũng gọi là Chè Đông, tên Nôm là kẻ Chè, xa xưa gọi là kẻ Rỵ, một làng nay thuộc địa phận xã Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Làng có nghề đúc đồng truyền thống (nên cũng gọi là làng Trà Đúc), đồng thời là quê hương của những danh nhân nổi tiếng như Trấn Quốc Công, Bộc Xạ Tướng Công Lê Lương, nhà sử học Lê Văn Hưu...
-
- Nguyễn Khải
- Một danh nhân dưới thời Hậu Lê, được phong tước Đăng quận công, nên nhân dân cũng gọi là ông Đăng. Khi còn sống, ông đã bắt nhân dân kéo đá xây đền thờ cho mình (gọi là sinh từ).
-
- An Vinh
- Một làng nay thuộc xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Làng từ xưa đã nổi tiếng là đất võ, đặc biệt có nhiều phụ nữ có tài võ nghệ.
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Bãi hạc, gành nghê
- Bãi chim hạc, gành con nghê, hai hình ảnh thường thấy trong hát bả trạo và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở các vùng duyên hải Trung Bộ, tượng trưng cho hành trình đi biển của ngư dân.
-
- Tịnh viện
- Tu viện theo phương pháp tịnh độ của Phật giáo.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
-
- Nguyễn Xuân Ôn
- (1825 – 1889) Cũng gọi là Nghè Ôn, một vị quan nhà Nguyễn và thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ Tĩnh cuối thế kỷ 19 trong phong trào Cần Vương.
-
- Phước Kiều
- Tên một làng nay thuộc thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hình thành từ hơn 400 năm nay. Làng này nổi tiếng cả nước với nghề đúc các loại nhạc cụ truyền thống như thanh la, chiêng, tạ... và các vật dụng, hàng mĩ nghệ bằng đồng.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Đây là một cách nói vui về hai làng nghề Phước Kiều và Thanh Hà. Khi đúc xong chiêng đồng, thợ đúc của làng Phước Kiều thực hiện công đoạn “dạy tiếng,” nghĩa là phải đánh liên tục để chỉnh sửa cho âm thanh đạt đến độ trong, thanh và vang. Tiếng thử chiêng ấy rất giống tiếng chiêng của đám ma. Tương tự, các lò nung gốm ở Thanh Hà hằng ngày thải khói bay lên trời nghi ngút giống như nhà cháy.
-
- Chợ Vạn
- Tên một ngôi chợ là trung tâm mua bán ngày xưa của phủ Tam Kỳ, nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên "Chợ Vạn" đôi khi còn được dùng để chỉ Tam Kỳ.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Huỳnh tinh
- Tên dân gian là cây mì tinh, miền Nam gọi là bình tinh, có vùng gọi là cây ngải hoặc cây nghệ tinh, một loại cây bụi gần giống gừng và nghệ, cho củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Bột huỳnh tinh được chế biến bằng cách cho củ vào cối giã nhuyễn, khuấy với nước sạch, xơ được vớt ra bằng tay và rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo, rồi phơi khô trên vải. Nhân dân ta dùng bột huỳnh tinh để nấu chè hoặc làm những thức ăn tráng miệng.
-
- Nghệ An
- Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.
Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...
-
- Nghĩa Đô
- Địa danh nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước năm 1942, vùng này thuộc tổng Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau khi giải phóng Thủ đô (10/1954), Nghĩa Đô sáp nhập với xã An Thái (gồm cả phường Bái Ân cũ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961 cắt làng An Thái thuộc quận Ba Đình, còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm. Nghĩa Đô gồm bốn thôn (làng) cũ là: Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú, trong đó làng An Phú nổi tiếng với nghề nấu kẹo mạch nha và dệt lĩnh lụa, làng Nghè nổi tiếng nghề làm giấy sắc phong.
-
- Làng Vòng
- Tên một làng nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Làng Vòng nổi tiếng với cốm làng Vòng, một đặc sản không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả nước ta.
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Đất họ Lê, nghề họ Vũ
- Câu tục ngữ lưu truyền ở làng Chè (kẻ Rỵ), làng nghề đúc đồng của tỉnh Thanh Hóa. Có thuyết cho rằng, nghề đúc đồng làng Chè có từ thời Lý, do đức thánh Khổng Minh Không truyền nghề cho hai anh em ruột người họ Vũ. Hai ông này mang nghề về truyền lại cho bà con trong làng. Còn theo cuốn Lê gia chính phả của dòng họ Lê Kẻ Rỵ thì người có công khai phá vùng đất này là Bộc xạ tướng công Lê Lương ở vào thời Tiền Lê.
-
- Chiêm Sơn
- Tên một làng nay thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là một trong những làng xã hình thành từ rất sớm vào thế kỷ 15 ở Quảng Nam khi những cư dân Thanh - Nghệ di dân vào khai phá mở mang bờ cõi với tiền hiền là tộc Nguyễn Công, Nguyễn Văn và Nguyễn Đình. Vào thời kỳ đầu các chúa Nguyễn (thế kỷ 17), làng Chiêm Sơn là nơi trù phú, nổi tiếng về nông nghiệp, dệt lụa tơ tằm. Qua nhiều thế hệ phát triển, đến những năm cuối thế kỷ 19, Chiêm Sơn trở thành làng quê nông nghiệp phồn thịnh điển hình nhất của Phủ Duy Xuyên với “số ruộng đất của làng đã lên đến 800 mẫu kể cả công tư điền thổ, nhân khẩu trên 1500 người; thổ sản của làng là lúa, khoai, đậu phụng; nhiều nhất là sắn, mỗi năm tiêu thụ không hết phải bán ra ngoài” (theo Quảng Nam xã chí).
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Duy Xuyên
- Tên một huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có truyền thống hiếu học. Nơi đây có hai thắng tích nổi tiếng là thánh địa Mỹ Sơn và thành cổ Trà Kiệu.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Ngò
- Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.
-
- Thì là
- Có nơi gọi là cây thìa là, một loại cây gia vị rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở các vùng phía Bắc, nơi thì là được xem là gia vị không thể thiếu khi nấu các món canh cá nhất là các loài cá da trơn và có mùi tanh đậm. Hạt thì là cũng được dùng làm thuốc và chưng cất tinh dầu.
-
- Cải cúc
- Còn gọi là rau tần ô, một loại rau có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, có thể dùng ăn sống như xà lách, hoặc chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Cải cúc còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt.
-
- Mồng tơi
- Một số địa phương phát âm thành "mùng tơi" hay "tầm tơi", loại dây leo quấn, mập và nhớt. Lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn mát và có tính nhuận trường. Nước ép từ quả dùng trị đau mắt.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Đậu ván
- Một loài cây họ đậu, được trồng nhiều ở nước ta để lấy hạt làm thức ăn. Quả đậu ván còn xanh được dùng tương tự đậu cô ve để xào hoặc luộc. Hạt đậu ván già thường dùng để nấu chè gọi là chè đậu ván. Ở một số vùng quê, lá đậu ván được dùng để nhuộm màu bánh chưng.
-
- Chợ Mới
- Theo Đại Nam nhất thống chí, đến thế kỷ 19, Thăng Long có thêm chợ Mới ở vào quãng phố Hàng Chiếu, cùng với chợ Đông Thành (quãng phố Hàng Vải - hàng Gà), chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền), và chợ Yên Thái (Bưởi).