Tay bắt tay hai ngả,
Anh đưa khăn rằn cánh trả cho em nằm,
Mai sau anh về trển,
Em lót đầu nằm cho bớt nhớ thương.
Tìm kiếm "chim nhạn"
-
-
Anh khôn ngoan cũng ở dưới ông Trời
-
Ong làm mật không được ăn, yến làm tổ không được ở
Ong làm mật không được ăn,
Yến làm tổ không được ở -
Thà rằng được sẻ trên tay
-
Đố ai biết món chi ngon
-
Miệng bà đồng, lồng chim khướu
-
Sáng mai mang cuốc ra vườn
Sáng mai mang cuốc ra vườn
Cuốc kêu, cuốc hát bên cồn hu ha
Cuốc kêu tiếng nhỏ tiếng to
Nửa thương phần cuốc, nửa lo phận mìnhDị bản
Sáng mai ra dạo bên vườn
Cuốc kêu, cuốc hát bên cồn hiu ho
Cuốc kêu tiếng nhỏ tiếng to
Nửa thương phận cuốc, nửa lo phận mình
-
Quốc kêu khắc khoải mùa hè
-
Cực lòng mẹ lắm con ơi
-
Chuồn chuồn được mấy hột thịt
-
Ngọn lang trắng, ngọn vắn ngọn dài
-
Trách ai bẻ cánh chim hồng
-
Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
Ngựa chạy có bầy
Chim bay có bạn -
Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Dị bản
-
Con chim trên cành cắn cây ngậm lá
Con chim trên cành cắn cây ngậm lá
Con cá dưới biển ẩn đá ngậm sao
Gặp mặt anh đây không nói không chào
Hay là em có nơi nào bỏ anh? -
Làm chi trong dạ ngập ngừng
-
Lòng chim dạ cá
Lòng chim dạ cá
-
Đạn đâu mà bắn chim trời
-
Chim khôn kén ổ chọn cành
-
Cá chậu chim lồng
Cá chậu chim lồng
Chú thích
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.
-
- Bói cá
- Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Thượng thiên
- Trên trời (từ Hán Việt).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Chim ra ràng
- Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Khướu
- Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Xuất gia
- Rời khỏi gia đình (từ Hán Việt).
-
- Chim chích
- Tên chung của một họ chim có lông màu sáng, với phần trên có màu xanh lục hay xám và phần dưới màu trắng, vàng hay xám. Phần đầu của chúng thông thường có màu hạt dẻ.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Cải cúc
- Còn gọi là rau tần ô, một loại rau có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, có thể dùng ăn sống như xà lách, hoặc chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Cải cúc còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt.
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Chim hồng
- Còn gọi là chim hồng hộc, tên Trung Quốc của loài ngỗng trời. Là một loài chim bay rất cao, chim hồng thường được dùng làm hình ảnh ẩn dụ trong văn chương Trung Quốc để chỉ khí phách và tài năng của người quân tử.
Chim hồng, chim hộc bay cao được là nhờ ở sáu trụ lông cánh. Nếu không có sáu trụ lông cánh thì chỉ là chim thường thôi (Trần Hưng Đạo).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Vực
- Chỗ nước rất sâu