Tìm kiếm "chợ phiên"
-
-
Ngày thời ngậm búp hoa sen
-
Chó cậy nhà, gà cậy vườn
-
Chó ăn mồm
-
Tay anh cầm con dao
-
Lòng anh còn đợi còn chờ
Lòng anh còn đợi còn chờ,
Sao em dứt nghĩa bao giờ không hay. -
Phụng hoàng đầu đỏ mỏ xanh
-
Phải duyên em đợi, em chờ
Phải duyên em đợi, em chờ
Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông.
Chị em ai nấy có chồng
Phải duyên em ở vậy ôm lòng chờ anh. -
Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Thương em anh bơi xuồng xuống, lúc đứng lúc chèo
Cả ngày đường xa vắng, nhưng em chê phận anh nghèo phải khổ tấm thân.Dị bản
Chợ Ngã Năm bán chó, chợ Thầy Phó bán heo
Thương em, anh giang xuồng lên xuống, lúc nghỉ lúc chèo
Cả ngày đường xa mưa nắng, em chê phận anh nghèo, thiệt khổ tấm thân anh.
-
Ai ra ngoài Sãi ngoài Sòng
-
Cách mấy thu tưởng đà ly biệt
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em là con gái chợ Cồn
-
Bỏ con, bỏ cháu chớ bỏ hai mươi sáu chợ Trôi
Dị bản
-
Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
-
Nhà em có bụi mía mưng
-
Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Dị bản
-
Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng
Chó cậy gần nhà
Gà cậy gần chuồngDị bản
Chó ỷ thế nhà
Gà ỷ thế vườn
-
Con gà cục tác lá chanh
-
Anh đi em có dặn rằng
Anh đi em có dặn rằng
Đâu hơn anh lấy đâu bằng chờ em. -
Dung dăng dung dẻ
Dung dăng dung dẻ,
Dắt trẻ đi chơi.
Đến cửa nhà trời,
Lạy cậu lạy mợ,
Cho cháu về quê,
Cho dê đi học,
Cho cóc ở nhà,
Cho gà bới bếp,
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.Dị bản
Xúc xắc xúc xẻ
Dắt dế đi chơi
Đến ngõ nhà Trời
Lạy Cậu lạy Mợ
Cho chó về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp.
Chú thích
-
- Chợ Cai Tài
- Một chợ xưa thuộc làng Huê Mỹ Thạnh, phủ Tân An, nay là xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Phủ đường phủ Tân An ngày ấy đặt ở gần đây.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Chó ăn vụng bột
- Chỉ những chứng cứ sờ sờ, rành rành.
-
- Chó ăn mồm
- Chửi hạng hỗn hào, gặp không biết chào hỏi ai.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Chợ Thầy Phó
- Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Sãi
- Một địa danh nay thuộc xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sãi là gọi theo chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, người đã cho lập nên vùng đất này. Tại đây có chợ Sãi nổi tiếng với món nem lụi.
-
- Chợ Sòng
- Một địa danh nay thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, cũng là tên một ngôi chợ ở đây. Chợ Sòng cùng với chợ phiên Cam Lộ từng là hai trung tâm thương mại sầm uất nhất Quảng Trị ngày trước. Theo Phủ biên tạp lục: Xã Phổ-lạc huyện Đăng-xương tục gọi là Chợ Sòng đấy là nơi đường thủy, đường bộ đến thâu tập lại, đi về tất phải qua lối ấy, tự chợ ấy theo con đường chính mà đi, qua cửa Điếu-ngao đến dinh Cát thì trong một trống canh.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Thủ tiết
- Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
-
- Chợ Cồn
- Tên chợ có ở nhiều địa phương, như Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang...
-
- Chợ Trôi
- Một ngôi chợ hiện nay thuộc địa phận làng Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chợ họp vào ngày hai mươi sáu tháng chạp âm lịch, rất đông vui.
-
- Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
- Chó sợ đất, cọp sợ đá. Theo nhà văn Đoàn Giỏi trong cuốn Những con vật trên rừng dưới biển: Đi trong rừng sợ hổ thì cầm hai hòn đá đánh nhau canh cách, cũng như gặp chó thì ngồi thụp xuống đất, chó sợ nhặt đất đá ném. Hổ nghe đá đánh nhau canh cách không biết tiếng gì sẽ lủi đi.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Cẳng.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.