Bằng trang hột quýt
Dưới đít ngậm châu
Tìm kiếm "cầu thang"
-
-
Mình chừng năm tấc cao
-
Mống cụt không lụt thì bão
-
Câu chuôm thả ao, câu hào thả rãnh
Dị bản
Câu sông thả ao,
Câu hào thả rãnh
-
Cước thoáng con no, cước to con đói
-
Yếu trâu hơn khỏe bò
Yếu trâu hơn khỏe bò
-
Miếng trầu là đầu câu chuyện
Miếng trầu là đầu câu chuyện
-
Chuối sau, cau trước
Dị bản
Trước trồng cau, sau trồng chuối
Chuối vườn sau, cau vườn trước
-
Ai ăn trầu thì nấy đỏ môi
-
Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau
Dị bản
Thiếu đất trồng dừa
Thừa đất trồng cau.
-
Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc
-
Giàu nuôi lợn nái, lụn bại nuôi bồ câu
Dị bản
Giàu nuôi lợn nái,
Nghèo nuôi chó cái, gà con
-
Bỏ thuốc mua trâu, bỏ trầu mua ruộng
-
Dĩnh dịch tròn tròn
-
Mình tròn da lại trắng tinh
-
Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt
-
Trâu thì kho
Trâu thì kho
Bò thì tái
Muống thì vừa
Cải thì nhừ -
Mỏng vỏ, nhỏ xơ, tơ lòng, trong ruột
-
Nín đi thì dại nói lại cơ cầu
-
Lợn đầu, cau cuối
Chú thích
-
- Trang
- Bậc, hạng.
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Cỏ may
- Một loại cỏ thân cao, có nhiều hoa nhỏ thành chùm màu tím sậm, hay gãy và mắc vào quần áo (có lẽ vì vậy mà thành tên cỏ may). Cỏ may xuất hiện rất nhiều trong văn thơ nhạc họa.
Hồn anh như hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo em
(Hoa cỏ may - Nguyễn Bính)
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Chuôm
- Chỗ trũng có đọng nước ở ngoài đồng.
-
- Hào
- Chỗ đào sâu và dài để dẫn nước hoặc dùng vào mục đích phòng vệ.
-
- Câu chuôm thả ao, câu hào thả rãnh
- Chỉ hành động hoặc con người vụng dại, ngớ ngẩn.
-
- Cước thoáng con no, cước to con đói
- Dùng cước thoáng (loại dây câu mảnh) thì cá khó thấy, dễ cắn câu, và ngược lại.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Nái
- Giống cái, từ dùng cho các loài gia súc nuôi để cho đẻ: lợn nái, trâu nái.
-
- Bồ câu
- Cũng gọi là chim cu, loài chim có cánh dài, bay giỏi, mỏ yếu, mắt tròn đẹp và sáng, được nuôi làm cảnh và lấy thịt. Nhờ nhớ đường và định hướng rất tốt nên trước đây chúng thường được huấn luyện để đưa thư.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Đây là một cách nói lối (nói quá) của người dân xứ Truồi về sự đắt đỏ của trầu cau.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Bạch thiệt
- Lưỡi trắng (chữ Hán).
-
- Câu thành ngữ này miêu tả cau Nam Phổ.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Lợn đầu, cau cuối
- Lợn lứa đầu là lợn tốt (hay ăn chóng lớn), cau cuối buồng thường to và chắc.