Bằng trang cây kim mà chìm đáy bể
Tìm kiếm "cầu thang"
-
-
Bằng trang cái nón, cả bọn được nhờ
-
Bằng trang sợi chỉ, thủ thỉ ngoài hè
-
Bằng trang ngón tay, ngủ ngày nó ngáy ton ton
-
Bằng trang mũi chĩa, nó xỉa lên trời
-
Thợ rèn không dao ăn trầu
-
Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
Dị bản
Làm đĩ không xấu bằng xay cấu ban ngày
-
Ăn trầu gẫm
-
Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh hùng phi ngựa thật nhanh
-
Ăn mày đánh đổ cầu ao
-
Mống chiều mưa sáng, ráng chiều mưa hôm
-
Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa
Mống dài trời lụt
Mống cụt trời mưa -
Mống cao gió táp, mống áp mưa rào
-
Bốn ông rinh một hòn đá
-
Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa
Mống vàng thì nắng
Mống trắng thì mưaDị bản
Ráng vàng thì nắng,
Ráng trắng thì mưa
-
Ăn một bên, ỉa một bên
-
Người còn ở Cầu Rào, răng đã vào Cầu Đất
-
Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có
-
Được mùa lúa, úa mùa cau
Chú thích
-
- Bằng trang
- Bằng cỡ, cỡ như.
-
- Thợ rèn không dao ăn trầu
- Lo phần người mà quên mất phần mình.
-
- Đâm cấu
- Giã gạo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
- Vào vụ mùa, giã gạo (đâm cấu) là công việc nên làm ban đêm, để dành ban ngày cho những việc cần thiết, nặng nhọc hơn.
-
- Ăn trầu gẫm
- Suy nghĩ việc đời. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huỳnh Tịnh Của)
-
- Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
- Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
-
- Mã đáo thành công
- Cũng nói là Mã đáo công thành, thành ngữ Hán Việt có nghĩa đen là "thành công ngay khi ngựa vừa đến (chiến trường)," sau trở thành lời chúc thành công, may mắn.
-
- Ăn mày đánh đổ cầu ao
- Ăn mày được ít gạo mang ra cầu ao đãi để về thổi cơm, chẳng may lại đánh đổ xuống nước mất. Ý nói đã nghèo lại khổ thêm. Người ta thường dùng câu này để than phiền rằng, đã khổ lại gặp sự không may, đã nghèo lại gặp thêm cảnh khốn khó. Ý nghĩa cũng gần giống câu “chó cắn áo rách”. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mống áp
- Cầu vồng mọc thấp, gần mặt đất.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thành hoàng
- Cũng gọi là thần hoàng, vị thần được thờ trong các đình làng ở nước ta, được cho là người phù hộ, giúp đỡ cho làng đó. Thành hoàng có gốc từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Cán bông
- Quá trình tách bông và hạt của quả bông vải. Dụng cụ cán bông có kiểu dáng và tên gọi khác nhau tùy dân tộc (ví dụ người K’ho gọi là T’rơ ghiết, người Thái gọi là ỉu phải, người Kinh gọi là xa cán bông) nhưng nhìn chung đều có hai thanh gỗ tròn xít vào nhau, gắn vào một cái trục. Khi quay trục và cho bông vào, hai thanh gỗ sẽ cán vào nhau, cán bông ra một bên, còn hạt thì giữ lại một bên.
-
- Người còn ở cầu Rào, răng đã vào cầu Đất
- Chỉ những người răng hô (vẩu).
-
- Cơ cầu
- Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
-
- Được mùa lúa úa mùa cau
- Những năm khô hạn cau thường sai quả (cau là loại cây chịu hạn), nhưng lại không phù hợp với sự sinh trưởng và phát dục của cây lúa nước. Vì vậy những năm được mùa lúa thì thường mất mùa cau, và ngược lại.