Tìm kiếm "ông bát"
-
-
Ngang quá ông Chảng
-
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng
Lòng tui thương tưởng cô bằng hay không?
Hay là cô chưa muốn có chồng
Nói cho tui biết đợi trông làm gì
Trách lòng cho con gái nữ nhi
Đời chừ lựa chọn làm chi cho nhiều
Buổi xưa kia vinh hiển còn biêu
Trai hoàng nam đi cưới con gái ông tiều trên non
Hay là cô bụng dạ lòng son
Nói cho tui biết chiều lòng ông mai
Hễ mà cô nói đừng sai
Trầu mâm, rượu hũ, tui cậy ông mai tới nhà -
Bấy lâu mình bắc, tôi đông,
Bấy lâu mình bắc, tôi đông,
Bây giờ như bướm gặp ong vui vầy. -
Đàn ông nông nổi giếng khơi
-
Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
-
Mật ít ruồi nhiều
Mật ít ruồi nhiều
-
Bướm già thì bướm có râu
Bướm già thì bướm có râu
Thấy bông vừa nở cắm đầu bướm châm
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bông kia nở sớm ong châm mất rồi -
Con ong nó lượn vườn cà
Con ong nó lượn vườn cà
Hỏi thăm em Lý có nhà hay không?
Em Lý mải miết theo ông
Tới ao rau muống, nên không có nhà -
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong xanh
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong xanh
Khen ai uốn lưỡi cho ranh nói càn
Mồ cha con bướm trắng, đẻ mẹ con ong vàng
Khen ai uốn lưỡi cho nàng nói chua -
Ong kiến còn có vua tôi
-
Gái không chồng như nhà không nóc
Gái không chồng như nhà không nóc,
Trai không vợ như cọc long chân.Dị bản
Gái không chồng như nhà không nóc,
Trai không vợ như cọc không trâu
-
Vui như làng đẻ được ông Bộ
-
Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Thuốc kia cay đắng thì người không ưa -
Thương nhau đi xuống đi lên
-
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bướm châm mà bướm lại lầm
Bông kia nở sớm ong châm hết rồi -
Chó ông thánh cắn ra chữ
-
Vui gì bằng lễ nghinh ông
-
Đêm nằm phiền trách ông tơ hồng
-
Gió đưa ông đội về dinh
Gió đưa ông đội về dinh
Bà đội thương tình xách nón chạy theo
Ông đội thì cưỡi con heo
Bà đội thì cưỡi con mèo cụt đuôiDị bản
Chú thích
-
- Ông thời đi khỏi, ông giỏi nằm co
- Cho dù có giỏi đến mấy, nếu không có may mắn (thời) thì cũng khó được việc.
-
- Đinh Văn Nhưng
- Tục danh là ông Chảng, một nhân vật lịch sử của Bình Định. Ông sinh ở làng Bằng Châu, nay thuộc phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, là bạn của ông Hồ Phi Phúc (cha của ba anh em nhà Tây Sơn), đồng thời là thầy dạy võ của Nguyễn Nhạc. Khi Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, muốn ban chức cho ông, ông trả lời “Ông làm vua là làm vua với thiên hạ, chứ với tôi, ông vẫn là con cháu. Con cháu mà ban chức tước cho cha ông thì hơi nghịch, chi bằng để tôi phê rồi ông lục thì hơn...”. Vua đồng ý, ông Nhưng cầm bút viết 4 câu chữ Nôm
Bùng binh chi tướng
Uýnh cướng chi quan
Bộn bàng chi chức
Chảng chảng ngang thiênNhà nghiên cứu Đặng Quý Địch dịch nghĩa 4 câu này là "Tướng lớn/ Quan to khiến người được phong mừng quýnh lên/ Chức nhiều/ Chảng ngang hàng với trời."
Câu chuyện ông Chảng tự phong chức cho mình, cùng với câu "Chảng chảng ngang thiên," dần tạo nên câu nói "Ngang quá ông Chảng," chỉ những người có tính cách ngang bướng.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Biêu
- Nêu lên cho mọi người biết.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Giếng khơi
- Giếng sâu.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Nhác
- Lười biếng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Ông Bộ
- Người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ. Dưới thời nhà Nguyễn, nhà nào đẻ được "ông Bộ" thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên bẩm báo với bộ Lễ. Đứa trẻ sẽ được bộ nuôi nấng theo nghi lễ cung đình, đến khi khôn lớn thì được đưa vào cung làm Thái giám. Làng có "ông Bộ" sẽ được miễn thuế trong ba năm.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Chó ông thánh cắn ra chữ
- Thơm lây, có uy tín nhờ người khác.
-
- Lễ hội Nghinh Ông
- Lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh ven biển nước ta từ Quảng Bình trở vào, ngư dân cầu cho biển lặng gió hòa, đi biển may mắn, làm ăn phát đạt. Lễ hội Nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt Ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá Ông, lễ cúng Ông, lễ nghinh ông Thủy tướng... nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên. Ở mỗi địa phương, lễ hội Nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Chợ Dinh
- Còn gọi là chợ Dinh Ông, một cái chợ ở đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Chợ được gọi như thế vì lúc trước vùng này có nhiều dinh thự các ông hoàng, bà chúa hay quan lớn.