Trồng tre, trồng trúc, trồng dừa
Muốn nên cơ nghiệp thì chừa lang vân
Tìm kiếm "vân cát"
-
-
Bài thơ thuốc lào
Người Việt Nam phải lấy thuốc lào làm quốc tuý
Còn thú vị nào hơn thú vị yên vân!
Từ vua, quan, đến hạng bình dân,
Ai là chẳng bạn thân với điếu
Từ ông thừa, trở lên cụ thiếu,
Đi ngoài đường, phi điếu bất thành quan.
Ngồi công đường, vin xe trúc nghênh ngang,
Hút mồi thuốc, óc nhà quan thêm sáng suốt.
Nhà thi sĩ gọt câu văn cho chuốt,
Tất phải nhờ điếu thuốc gọi hồn thơ.
Lại những khi óc mỏi, mắt mờ,
Nhờ điếu thuốc mới có cơ tỉnh tớm
Dân thuyền thợ thức khuya, dậy sớm,
Phải cần dùng điếu đóm làm vui.
Khi nhọc nhằn lau trán đẫm mồ hôi,
Vớ lấy điếu, kéo một hơi thời cũng khoái.
Dân cày cấy mưa dầm, nắng dãi,
Bạn tâm giao với cái điếu cày.
Lúc nghỉ ngơi, ngồi dưới bóng cây,
Rít mồi thuốc, say ngây say ngất.
Rồi ngả lưng trên đám cỏ tươi xanh ngắt,
Dễ thiu thiu một giấc êm đềm.
Bạn nhà binh canh gác thâu đêm,
Nhờ điếu thuốc mới khỏi lim dim ngủ gật.
Nội các thức say sưa nghiện ngập,
Ngẫm mà coi, thú nhất thuốc lào.
Nghiện thuốc lào là cái nghiện thanh tao,
Chẳng hại tiền của, mà chẳng hao sĩ diện.
Chốn phòng khách, anh em khi hội kiến,
Có thuốc lào câu chuyện mới thêm duyên.
Khi lòng ta tư lự không yên,
Hút mồi thuốc cũng giải phiền đôi chút.
Nghe tiếng điếu kêu giòn, nhìn khói bay nghi ngút,
Nỗi lo buồn theo khói vút thăng thiên.
Cái điếu cùng ta là bạn chí hiền,
Từ thiên cổ tơ duyên chặt kết.
Cũng có kẻ muốn dứt tình khăng khít,
Vùi điếu đi cho hết đa mang.
Nhưng nỗi nhớ nhung bứt rứt tấm gan vàng,
Chút nghĩa cũ lại đa mang chi tận tuỵ.
Cho nên bảo điếu thuốc lào là quốc tuý,
Thật là lời chí lý không ngoa.
Thuốc lào, ta hút điếu ta,
Điếu ta thọ với sơn hà muôn năm… -
Một nhà sanh được ba vua
-
Sá chi thân phận con quy
-
Truyện Kiều em đã kể làu
– Truyện Kiều em đã kể làu
Đố em kể được một câu ba càng
Kể sao cho được rõ ràng
Mảnh hương với lại phím đàn trao tay
Bấy lâu mới được một ngày
Dừng chân anh đố niềm tây gọi là
Nhân tình trong đạo chúng ta
Yêu nhau mới đố một và câu chơi
Em khôn anh mới thử lời
Em mà giảng được là người tài hoa
– Lạ gì đôi lứa chúng ta
Anh đố em giảng mới là mưu sâu
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài
Em nay phận gái nữ hài
Anh đố em giảng một bài đã xong
Xin anh đừng có đèo bòng
Vui gì thế sự mà mong nhân tình
Anh đố em mà làm thinh
Thì anh lại bảo gái trinh không tài
Bây giờ em đố một bài
Anh mà giảng được dây hài xin trao
Truyền Kiều kể lại tiêu hao
Một câu anh kể làm sao hết Kiều
– Em đố anh lại giảng ra
Anh giảng chẳng được người ta chê cười
Dây hài của đáng mấy mươi
Bây giờ anh giảng em thời đem ra
Trăm năm trong cõi người ta
Mua vui cũng được một vài trống canh -
Than rằng: con vịt đua dưới nước
-
Vắn tay với chẳng tới kèo
-
Có tiền chán vạn người hầu
-
Bên hữu con Thiên lý mã
-
Ốc đồng nào, ốc ngon, ốc béo?
-
Ai về chợ Huyện ăn nem
-
Thuyền nan một chiếc vẫy vùng
-
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Mà chịu nơi cơm hẩm, nồi đất, muối rang
Một mai có thất cơ lỡ vận, thì thế gian khỏi chê cườiDị bản
-
Nhớ lời quan Trạng ngày xưa
Nhớ lời quan Trạng ngày xưa
Sấm ngài để lại tính vừa tới nay
Năm Dậu nó kéo sang đây
Vua về thượng giới thì Tây chiếm thành
Ngả lim ra để làm hoành
Đắp đường phá đá tan tành ruộng nương
Bao nhiêu bờ bụi phát quang
Thuê người gánh đá dọn đường cho yên
Nhật công nó lại phạt tiền
Thế gian ai được nằm yên ở nhà
Đàn ông cho ý đàn bà
Bao nhiêu trai gái trẻ già đều đi
Bởi chưng vua nước đang suy
Mới không vượt dậy mà đi chiếm thành -
Bao phen quạ nói với diều
-
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn
-
Làm trai biết đánh tổ tôm
-
Truyện Kiều anh giảng đã tài
-
Nên ra tay kiếm tay cờ
Làm trai cố chí lập thân
Rồi ra gặp hội phong vân cũng vừa
Nên ra tay kiếm tay cờ
Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ tay aiDị bản
Khi nên tay kiếm tay cờ
Không nên thì cũng chẳng nhờ cậy ai
-
Anh nên kiếm lấy một người
Chú thích
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Quốc túy
- Cái đặc sắc về tinh thần hoặc vật chất của một dân tộc.
-
- Yên vân
- Khói (yên) mây (vân).
-
- Thừa
- Một chức vụ nhỏ trong các nha phủ dưới thời phong kiến.
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Bài ca dao này nói về biến cố Kinh thành thất thủ năm Ất Dậu (1885, giặc Pháp chiếm được kinh thành Huế). Kiên Thái Vương (em vua Tự Đức) sanh được ba con trai đều làm vua là vua Kiến Phước, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Vua Kiến Phước bị Nguyễn Văn Tường bỏ thuốc độc chết, vua Hàm Nghi thì gặp bước nhà tan, nước mất, phải sống lưu lạc, còn vua Đồng Khánh lên làm vua được ba năm thì mất.
-
- Quy
- Con rùa (từ Hán Việt).
-
- Cá hóa long
- Cá hóa rồng. Theo truyền thuyết phương Đông, cá chép có thể vượt vũ môn và hóa thành rồng. Nghĩa bóng chỉ việc học hành đỗ đạt, có công danh.
-
- Đây được cho là hai câu hát mỉa mai nhau của hai nhà họ Nguyễn và họ Hồ, đều là bá hộ làng Niêm Phò ngày trước (nay thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Họ Hồ có cô con gái tên Qui, họ Nguyễn có người con trai tên Mại. Hai ông chồng đều muốn làm sui với nhau nhưng hai bà vợ không chịu nên mới có câu hát đối đáp nhau như thế. Nguyễn Văn Mại sau này đỗ đạt cao, làm đến quan nhất phẩm triều Nguyễn. (Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm)
-
- Truyện Kiều
- Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.
Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...
-
- Niềm tây
- Nỗi lòng, tâm sự riêng.
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào
(Chinh Phụ Ngâm)
-
- Và
- Vài.
-
- Bài ca dao này sử dụng một số câu hoặc từ trong Truyện Kiều, ví dụ:
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa (câu 740)
Rút trâm sẵn giắt mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần
Lại càng mê mẩn tâm thần
Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
Lại càng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn đứt nối châu sa ngắn dài (câu 99 đến câu 104)
-
- Phận nữ hài
- Phận đàn bà con gái.
Những tiếc riêng cho phận nữ hài,
Đem thân giúp nước há nhường trai.
(Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa – Á Nam Trần Tuấn Khải)
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Gởi
- Gửi (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Nghèo.
-
- Chán vạn
- Rất nhiều, kể không hết.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Hữu
- Bên phải (từ Hán Việt).
-
- Tả
- Bên trái (từ Hán Việt).
-
- Thiên Lý Mã, Vạn Lý Vân
- Tên hai con ngựa được nhắc đến trong tác phẩm Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa kể về dòng họ Dương của danh tướng Dương Nghiệp đời Bắc Tống, Trung Quốc. Đây là hai con ngựa quý của Bát Vương (Thiên Lý Mã nghĩa là ngựa chạy ngàn dặm, còn Vạn Lý Vân nghĩa là mây bay vạn dặm).
-
- Câu
- Con ngựa non (từ Hán Việt).
-
- Tế
- Chạy lồng lên, chạy nước đại.
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Đồng Quan, đồng Chùa
- Hai cánh đồng thuộc địa phận xã Hà Lâm, nay là xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Nem chợ Huyện
- Nem ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là đặc sản rất nổi tiếng của tỉnh Bình Định.
-
- Tháp Hưng Thạnh
- Tên một khu tháp của Chăm Pa, gồm hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau (nên gọi là tháp Đôi), hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
-
- Nầm
- Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
-
- Phố Dương
- Một huyện cổ thuộc quận Cửu Đức (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay). Đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương thành hai làng là Phố Châu và Phúc Dương, nay thuộc địa phận huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Thất cơ lỡ vận
- Lâm vào cảnh rủi ro, bị mất mát, thua thiệt lớn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- (1491–1585) Tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa nước ta trong thế kỷ 16. Ông đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535), làm quan dưới triều Mạc, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công (nên dân gian gọi là trạng Trình). Ông được coi là tác giả của nhiều câu thơ có tính chất tiên tri (sấm kí) lưu hành trong dân gian, gọi chung là sấm Trạng Trình.
-
- Ngày mồng 7 tháng 4 năm Giáp Thân (tức 1 tháng 5 năm 1884), vua Kiến Phúc lâm bệnh qua đời, ở ngôi được hơn 6 tháng. Em ông là Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi, tức là vua Hàm Nghi. Tháng 5 năm 1885 (Ất Dậu), trận Kinh thành Huế nổ ra, quân nhà Nguyễn dưới sự chỉ Huy của Tôn Thất Thuyết thất bại nặng nề. Quân Pháp chiếm được thành; vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phải bỏ thành chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) và phát động phong trào Cần Vương.
-
- Hoành
- Tấm biển, tấm hoành, đồ treo ngang (Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Nhật công
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Nhật công, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Diều hâu
- Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.
-
- Phan Văn Nghêu
- Tên một điền chủ của miền Nam vào thế kỉ 18, nức tiếng giàu có. Người đương thời gọi ông là ông Hóng, chỉ việc tiền bạc của ông nhiều như bồ hóng trên giàn bếp. Khi Nguyễn Ánh đóng quân ở phủ lị Tân An, ông Hóng đã cho đào một con kênh thẳng ra sông Vàm Cỏ Đông để chở lương thực nuôi quân cho chúa Nguyễn suốt 3 tháng trời. Kênh đào này gọi là kinh (kênh) Ông Hóng, nay vẫn còn, thuộc địa phận xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An .
-
- Ngọc Trản
- Tên một ngọn núi thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian quen gọi là Hòn Chén. Trên núi có điện Hòn Chén, thờ Thiên Y Thánh Mẫu.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Kim Long
- Tên một ngôi làng thuộc đất Hà Khê, phía Tây thành nội Huế. Năm 1636, chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phước Lan dời phủ đến xứ này và đổi tên Hà Khê thành Kim Long (rồng vàng). Làng Kim Long thành phủ Kim Long. Phủ Kim Long tồn tại 51 năm, sau đó năm 1687, phủ chính được dời về làng Phú Xuân. Tên Kim Long hiện nay được dùng khá phổ biến tại vùng Kim Long xưa như: phường Kim Long, đình Kim Long, cầu Kim Long, chợ Kim Long, bến đò Kim Long, và đường Kim Long.
Trước đây vùng đất này có tên là Kim Luông. Theo học giả An Chi, chữ Luông trong địa danh này chính là âm gốc của chữ Long (rồng).
-
- Tổ tôm
- Một trò chơi bài lá phổ biến trong dân gian ngày trước (hiện chỉ thấy được chơi ở nước ta), thường chơi trong các dịp lễ, Tết. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.
-
- Trà mạn hảo
- Một loại trà xanh ướp nổi tiếng ở Bắc Bộ hồi thế kỉ 19, 20. Trà mạn là tiếng gọi chung các loại trà xanh (lục trà) ở miền ngược, nên còn gọi là trà mạn ngược (đặc biệt ở vùng Hà Giang-Lai Châu-Yên Bái). Trà thường được chọn những búp non, lá trà bánh tẻ rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi đóng bánh, phơi khô, trà được vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ 3–4 năm cho trà phong hóa bớt chất cát hết mùi ngái, có độ xốp mới đem ra dùng.
Mạn Hảo cũng là một địa danh vùng Vân Nam, ngày xưa người ta lên miền ngược Hà Giang hay lên tận Mạn Hảo mua trà về đều gọi chung là trà mạn hay trà mạn hảo.
"... Vẫn còn quen cái thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ."
(Những chiếc ấm đất - Nguyễn Tuân)
-
- Lập thân
- Tu dưỡng, học tập cho nên người có tài có đức.
-
- Phong vân
- Phong: gió, vân: mây. Gặp hội phong vân, tức Tế hội phong vân 際會風雲, chỉ sự kẻ hiền tài gặp thời được dùng, công danh hiển đạt. Kinh Dịch: "Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thuỷ lưu thấp, hoả tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ" (Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô, mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật trông vào).
-
- Tay kiếm tay cờ
- Một tay cầm kiếm, một tay cầm cờ. Chỉ việc bình định giang sơn, lập nên sự nghiệp lớn.
"Chúa của ta, tay kiếm, tay cờ mà làm nên sự nghiệp, trong khi nhà ngươi đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà, lại bị chúa công ta đánh cho không còn mảnh giáp. Đem so với chúa của ta, nhà ngươi chẳng qua là nước vũng so với ao trời." (Lời Bùi Thị Xuân trả lời câu hỏi của Nguyễn Ánh "Ta so với chúa ngươi ai hơn ai?", trích từ sách Nhà Tây Sơn - Quách Tấn, Quách Giao).
-
- Vần cơm
- Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
-
- Vãi
- Ném vung ra.
-
- Nhút
- Còn gọi là rau rút, quyết, quyết thái, một loại cây thân xốp, mọc bò trên mặt nước, có mùi thơm đặc trưng. Thân và lá nhút thường được dùng để ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món luộc, xào, lẩu, v.v. Nhút còn là vị thuốc Đông y có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, an thần.