Chi tiết chú thích "Trà mạn hảo"

Trà mạn hảo

  1. Trà mạn hảo
    Một loại trà xanh ướp nổi tiếng ở Bắc Bộ hồi thế kỉ 19, 20. Trà mạn là tiếng gọi chung các loại trà xanh (lục trà) ở miền ngược, nên còn gọi là trà mạn ngược (đặc biệt ở vùng Hà Giang-Lai Châu-Yên Bái). Trà thường được chọn những búp non, lá trà bánh tẻ rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi đóng bánh, phơi khô, trà được vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ 3–4 năm cho trà phong hóa bớt chất cát hết mùi ngái, có độ xốp mới đem ra dùng.

    Mạn Hảo cũng là một địa danh vùng Vân Nam, ngày xưa người ta lên miền ngược Hà Giang hay lên tận Mạn Hảo mua trà về đều gọi chung là trà mạn hay trà mạn hảo.

    "... Vẫn còn quen cái thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ."
    (Những chiếc ấm đất - Nguyễn Tuân)

    Những nội dung có dùng chú thích này:

    Chiều chiều ra đứng bờ sông

    Làm trai biết đánh tổ tôm

Bình luận

Đóng góp phiên bản tốt hơn

Nếu chú thích này chưa hoàn chỉnh hoặc có sai sót, bạn hãy dành chút thời gian đóng góp cho Ca dao Mẹ một phiên bản tốt hơn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.

Nếu có thể được, bạn hãy cho Ca dao Mẹ biết nguồn của chú thích (tựa sách, tác giả, địa chỉ trang web, kinh nghiệm cá nhân...).
Nếu bạn có file hình ảnh để minh họa cho chú thích này, hãy gửi cho Ca dao Mẹ. Bạn có thể gửi cùng lúc tối đa 5 hình, dung lượng mỗi hình không vượt quá 5MB.