Tìm kiếm "vân cát"

Chú thích

  1. Chợ Giang Đình
    Trước đây có tên là chợ Văn, ngôi chợ nằm trên bến Giang Đình, nay thuộc thị trấn Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sau này chợ được chuyển xuống phía dưới cửa sông Tân Quyết đổ ra sông Lam, cách đó khoảng 500m, và được xây lại.
  2. Khôn như tinh đến Giang Đình cũng mắc
    Chợ Giang Đình có tiếng là có nhiều người buôn bán lọc lõi.
  3. Truyện Kiều
    Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.

    Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...

  4. Đây là câu sáu đầu tiên và câu bát cuối cùng (câu thứ 3254) của Truyện Kiều:

    1. Trăm năm trong cõi người ta
    2. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
    ...
    3253. Lời quê chắp nhặt dông dài
    3254. Mua vui cũng được một vài trống canh.

  5. Đây là hai câu thứ 2463 và 2364 trong Truyện Kiều, là suy nghĩ của Từ Hải khi Thúy Kiều khuyên quy hàng triều đình:

    Một tay gây dựng cơ đồ,
    Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành!
    Bó thân về với triều đình,
    Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?

  6. Chữ Nho
    Một cách gọi chữ Hán ngày trước, do học trò ngày xưa (nho sĩ) phải học Nho giáo và đọc, viết chữ Hán.
  7. Đây là hai câu 2507 và 2508 trong Truyện Kiều. Lúc này Từ Hải nghe lời Kiều khuyên "về với triều đình," bị Hồ Tôn Hiến (Hồ công) mai phục và giết chết.
  8. Cầu Ô Thước
    Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
  9. Rồng mây
    Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.
  10. Tơ hồng
    Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.

    Dây tơ hồng

    Dây tơ hồng

  11. Cá lành canh
    Loài cá nhỏ cùng họ với cá cơm, thân mỏng, dài (khoảng 20 mm) và thuôn, đuôi nhỏ, mình trắng trong, ít vẩy, đỉnh đầu và lưng có màu xanh đen, nhạt dần xuống phía bụng, đa số sống thành đàn ở hạ lưu các sông ngòi nước ngọt, ăn phù du và các động vật nhỏ. Cá lành canh thường được dùng nấu canh và làm chả.

    Cá lành canh

    Cá lành canh

  12. Tự vẫn
    Tự tử bằng cách đâm vào cổ. Có khi nói thành tự vận.
  13. Gá dươn
    Gá duyên, kết nghĩa vợ chồng (phương ngữ Nam Bộ).
  14. Đề Vang
    Một thủ lĩnh tài năng trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông tên thật là Vương Văn Vang, sinh ở làng Thuận An, nay thuộc xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh . Trong quá trình chống Pháp, ông tự xưng là Đề đốc họ Vương, còn được gọi là Đề Vang, Tuần Vang, hoặc Đội Văn. Ngày 7/11/1889, ông bị Pháp chém đầu tại vườn hoa Pônbe (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội), đầu bêu ở tỉnh Bắc Ninh, xác ném xuống sông Hồng.
  15. Đốc Tít
    Tên thật là Nguyễn Xuân Tiết (1853 - 1916), một thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy. Ông nguyên gốc họ Mạc, sinh trưởng tại làng yên Lưu Thượng, phủ Kinh Môn, Hải Dương. Trong phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ, ông được phong là Đề đốc Hải Dương (nên cũng gọi là Đốc Tít - chữ "Tít" là do người Pháp phát âm sai tên ông). Tháng 7/1889, Hoàng Cao Khải phối hợp cùng quân Pháp bao vây Đốc Tít ở căn cứ Trại Sơn. Thế cùng lực kiệt, ngày 12/8/1889, Đốc Tít cùng với toàn quân ra hàng. Rút kinh nghiệm Đề Vang trá hàng lúc trước nên người Pháp cho đày ông đi Algeri. Ông qua đời tại đây ngày 21/12/1916, thọ 63 tuổi.
  16. Vang lừng đất Bắc, Tít bổng trời Đông
    Nói về hai thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là Đề VangĐốc Tít. Câu này có chơi chữ.
  17. Thúy Kiều
    Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
  18. Kim Trọng
    Một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kim Trọng là một thư sinh hào hoa phong nhã, bạn học của Vương Quan (em ruột Thúy Kiều). Kiều và Kim Trọng gặp và đem lòng yêu nhau. Khi phải bán mình chuộc cha, Kiều nhờ em là Thúy Vân thay mình gá nghĩa cùng Kim Trọng. Sau mười lăm năm lưu lạc, hai người lại đoàn viên.
  19. Tứ Kỳ
    Một làng cổ, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, nay là hai tổ dân phố 14 và 15 thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Làng có nghề làm bún truyền thống nổi tiếng từ xưa. Hàng năm, cứ vào rằm tháng hai âm lịch, làng lại mở lễ hội thờ ông tổ nghề bún.
  20. Pháp Vân
    Tên một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Xưa kia làng có nghề làm và bán bún ốc.
  21. Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim
    Tám ngôi làng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh Quảng Bình ngày xưa: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.
  22. Phu Văn Lâu
    Một tòa lầu nằm trong khu di tích Hoàng thành Huế, nằm ở mặt Nam của hoàng thành và sát bờ sông Hương. Thời nhà Nguyễn đây là nơi trưng bày văn thư và niêm yết những chỉ dụ của triều đình.

    phu-van-lau

    Phu Văn Lâu

  23. Hò mái đẩy
    Một trong những làn điệu dân ca phổ biến ở vùng Thừa Thiên - Huế, thường được hò những khi thuyền chở nặng hoặc phải vượt qua thiên tai, địa hình hiểm trở. Người chèo thuyền thường phải làm chân sào lớn và mạnh để có thể chống đẩy, ngoài ra phải ra sức đẩy mạnh tay chèo, nên loại hò này thường ngắn, nhịp điệu mạnh mẽ, chắc nịch. Nội dung hò mái đẩy thường là châm chọc, chế giễu lẫn nhau.
  24. Bài này nguyên là thơ của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, đi vào lòng dân chúng lâu ngày mà thành ca dao.
  25. Ve
    Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
  26. Có ý kiến cho rằng bài này chỉ phong trào Văn Thân bí mật liên lạc với vua Duy Tân để tìm đường cứu nước. Năm 1915, đảng Việt Nam Quang Phục cử Trần Cao Vân và Thái Phiên hợp tác với vua Duy Tân mưu đồ khởi sự. Họ hẹn gặp nhau trên bờ sông Ngự Hà, một con sông chảy từ Tây sang Đông kinh thành Huế, giả làm người đi câu để tránh tai mắt địch.
  27. Năm câu sau nguyên là thơ của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
  28. Dứa
    Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  29. Vạn Giã
    Một địa danh nay là thị trấn của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vạn Giã là vựa lúa lớn nhất tỉnh Khánh Hoà. Về du lịch, nơi đây có chùa Tổ đình Linh Sơn gần 300 tuổi, hằng năm có rất nhiều khách thập phương về dự lễ hội. Vịnh Vân Phong và bãi biển Đại Lãnh cũng thuộc khu vực này.

    Biển Đại Lãnh

    Biển Đại Lãnh

  30. Phú Ân
    Địa danh nay là hai thôn Phú Ân Bắc và Phú Ân Nam, xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng mía. Theo Xứ trầm hương của Quách Tấn: Mía ở Khánh Hòa thân mướt, vỏ vàng hươm và răng ông già bà lão sáu mươi vẫn xiếc được. Nước mía lại ngọt thanh. Nổi tiếng nhất là mía Phú Ân.

    Mía Phú Ân

    Mía Phú Ân

  31. Có bản chép: đượm tình quê hương.
  32. Phản
    Bộ ván dùng để nằm hoặc ngồi như giường, chõng, thường từ 1-3 tấm ván ghép lại, đặt trên một bộ chân vững chãi. Có một số loại phản khác nhau như phản gõ (còn gọi là "bộ gõ" hay "ngựa gõ" là phản làm bằng gỗ gõ), phản vuông (có mặt phản hình vuông), phản giữa, phản chái (do vị trí phản đặt ở trong nhà). Mặt phản không chạm, tiện, chỉ cần cưa, cắt thẳng, bào láng, đánh bóng. Bộ chân đế phản ở các nhà khá giả thì được tiện hình trang trí khá tinh xảo.

    Theo tôn ti trật tự ngày xưa, ngồi phản phải xét ngôi thứ, chứ không phải ai muốn ngồi phản nào cũng được. Bậc trưởng thượng thường ngồi giữa phản, vai vế thấp hơn ngồi ở mé bên. Tương tự, chỉ có bậc trưởng thượng mới được ngồi phản giữa, đặt ngay chính giữa nhà. Vai vế thấp hơn phải ngồi phản chái đặt ở gian chái tây hướng ra vườn.

    Phản gỗ

    Phản gỗ

  33. Đanh
    Đinh (phương ngữ).
  34. Liễu
    Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.

    Liễu rủ bên hồ Gươm

    Liễu rủ bên hồ Gươm

  35. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  36. Ba vạn sáu ngàn ngày
    Tương đương một trăm năm, thường được dùng trong văn chương để chỉ một kiếp sống con người.

    Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy
    Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
    (Uống rượu tiêu sầu - Cao Bá Quát)

  37. Văn nhân
    Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.

    Trông chừng thấy một văn nhân,
    Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

    (Truyện Kiều)

  38. Quýt
    Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.

    Quả quýt

    Quả quýt

  39. Quỳnh
    Tên gọi chung cho loài cây cảnh có hoa thường nở về đêm, được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm. Dân ta có có thói quen trồng quỳnh chung với cây cành giao. Hoa quỳnh từ lâu đã đi vào thơ văn và nhạc.

    Hài văn lần bước dặm xanh
    Một vùng như thể cây quỳnh cành giao

    (Truyện Kiều)

    Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Hoa quỳnh trắng

    Hoa quỳnh trắng

  40. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  41. Hồi
    Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.

    Quả hồi

    Quả hồi

  42. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  43. Khánh Hòa
    Một tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... cùng khu du lịch quốc tế bắc bán đảo Cam Ranh. Với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

    Vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa

    Vịnh Vân Phong

  44. Trầm hương
    Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.

    Gỗ có trầm hương

    Gỗ có trầm hương

  45. Yến sào
    Tổ chim yến, được hình thành bằng nước bọt của chim yến, tìm thấy trên các vách đá nơi chim ở. Yến sào có hình dạng như chén trà bổ đôi, là thực phẩm rất bổ dưỡng nên từ xưa đã được coi là một món cao lương mĩ vị. Ở nước ta, yến sào nổi tiếng nhất có lẽ là ở Khánh Hòa.

    Yến sào

    Yến sào

  46. Nha Trang
    Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.

    Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.

    Vẻ đẹp Nha Trang

    Vẻ đẹp Nha Trang

  47. Trang
    Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.

    Hoa trang hồng

    Hoa trang đỏ

  48. Có bản chép: Bông trang trước cửa, ba bữa bông trang tàn.
  49. Chuyện vãn
    Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
  50. Vạc
    Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu, thường làm bằng đồng. Trong chế độ phong kiến, vạc và đỉnh tượng trưng cho quyền lực. Vua chúa ngày xưa thường cho đúc vạc và đỉnh để đặt trong hoàng cung.

    Cái vạc

    Cái vạc

  51. Đinh
    Một triều đại phong kiến trong lịch sử nước ta, bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của ông là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn. Đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), nhà Đinh đã mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.

    Cố đô Hoa Lư, dấu tích kinh đô nhà Đinh

    Cố đô Hoa Lư, dấu tích kinh đô nhà Đinh

  52. Tiền Lê
    Một triều đại phong kiến trong lịch sử nước ta, bắt đầu khi con trai của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980. Nhà Tiền Lê giữ quốc hiệu Đại Cồ Việt của nhà Đinh, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi.
  53. Dương Vân Nga
    (? - 1000) Hoàng hậu của nhà Đinh (vợ vua Đinh Tiên Hoàng) và nhà Tiền Lê (vợ vua Lê Đại Hành). Hiện nay vẫn còn nghi vấn về tên họ thật của bà (Đại Việt sử kí toàn thư chỉ chép bà là Dương thị, nghĩa là người phụ nữ họ Dương). Tương truyền, lúc sơ sinh bà hay khóc về đêm (khóc dạ đề), thì có một đạo sĩ đi ngang qua, đọc hai câu thơ làm bà nín khóc ngay:

    Nín đi thôi, nín đi thôi
    Một vai gánh vác cả đôi sơn hà

    Con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý Thái Tông sau này, vì vậy bà được gọi là Dương thái hậu. Hình ảnh bà được nhắc đến nhiều trong dân gian.

    Xem vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga.

    Tượng Thái hậu Dương Vân Nga

    Tượng Thái hậu Dương Vân Nga

  54. Chính cung
    Cung là từ gọi những người hoặc vật thuộc hoàng tộc ngày trước. Chính cung là hoàng hậu, phi tần gọi là lục cung, thái tử là trừ cung, hầu gái trong cung gọi là cung nữ...
  55. Bài ca dao này nhắc việc nhà Tiền Lê lên thay nhà Đinh và thái hậu Dương Vân Nga, vợ góa của vua Đinh Tiên Hoàng, trở thành hoàng hậu của vua Lê Đại Hành.