Tìm kiếm "tháng bảy"

Chú thích

  1. Ăn cơm bảy phủ
    Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  2. Ả em du
    Chị em dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Bẩy nhau ả em du, lu bù là anh em rể
    Chị em dâu thường hay kích bác, hạ bệ nhau. Anh em rể gặp nhau thường bù khú vui vẻ.
  4. Chuột bầy làm chẳng nên hang
    Đông người mà không có trí thì chẳng làm nên sự gì. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  5. Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
    Nồi bảy là nồi thổi được bảy suất cơm cho bảy người ăn. Nồi ba là nồi thổi được ba suất cơm cho ba người ăn. "Ăn nồi bảy thì ra" là nhà phải thổi cơm nhiều người ăn, thì làm ra tiền ra thóc. "Ăn nồi ba thì mất" là ít người ăn thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu, không làm lợi ra chút nào. Câu này nói ý nhà có thợ làm nhiều (như vụ cày vụ gặt), thì lại làm ra tiền của; trái lại nhà nghèo chỉ có vợ chồng con cái, tuy ít tiêu nhưng ăn tiêu đồng nào hết đồng ấy, không làm ra tiền. (Theo Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  6. Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba
    Theo theo quan niệm dân gian, ngày 3 và ngày 7 âm lịch mỗi tháng là những ngày xấu, không nên khởi sự làm ăn hoặc đi xa.
  7. Nường
    Nàng (từ cũ).
  8. Anh ba sương gặp nường bảy nắng
    Ba sương bảy nắng chỉ sự từng trải gian khổ. Nghĩa bóng: Đã rủi ro, cay cực lại càng thêm rủi ro cay cực.
  9. Ba làng Chảy, bảy làng La
    Ba làng Chảy gồm Phúc Lâm,Thượng Thụy và Ước Lễ, bảy làng La gồm La Cả, La Dương, La Nội, La Giang, La Phù, La Khê và La Tinh. Những làng này cặp theo bờ sông Nhuệ, nay thuộc địa phận quận Hà Đông, Hà Nội, xưa kia nổi tiếng trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.
  10. Mắt thứ hai, tai thứ bảy
    Thứ hai đầu tuần, ai đi làm cũng mắt mũi kèm nhèm vì buồn ngủ và mệt mỏi. Thứ bảy (ngày làm việc cuối cùng trong tuần dưới thời bao cấp), ai cũng đợi kẻng báo hết giờ làm để đi về.
  11. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  12. Bảy bồ cám, tám bồ bèo
    Nhiều công sức, nhất là công sức nuôi dưỡng.
  13. Độc
    Đơn lẻ (từ Hán Việt).
  14. Xe mười, pháo bảy, ngựa ba
    Giá trị của các quân cờ trong cờ tướng, theo đó quân Xe có giá trị nhất, quân Pháo có giá trị trung bình, và quân Mã (ngựa) kém giá trị nhất.
  15. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  17. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  18. Chầu rày
    Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Chầu rày đã có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng

    (Hát bài chòi)

  19. Trường An
    Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

    Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.

  20. Làm dày
    Làm kiêu, làm phách.
  21. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Xâu
    Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
  23. Mao
    Một cách gọi của hào.
  24. Cho tinh thần
    Cách nói của người miền Trung, có thể hiểu thành “cho lên tinh thần, cho (có vẻ) mạnh mẽ.”
  25. Trất
    Quách (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Đạm Nội
    Tên cũ là làng Đám (kẻ Đám), nay thuộc xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  28. Xuân Phương
    Tên cũ là làng He (kẻ He), nay thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
  29. Nguyễn Danh Phương
    Còn gọi là quận Hẻo, thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, phường Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa của ông (bị quân chúa Trịnh gọi là giặc què, vì ông đi tập tễnh) kéo dài từ năm 1740 đến 1751 thì thất bại, ông bị xử tử cùng lúc với quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đọc thêm.
  30. Thanh Tước
    Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.

    Núi Thanh Tước

    Núi Thanh Tước