Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: Có lấy anh không?
Tìm kiếm "bến Tuần"
-
-
Ai kêu ai réo bên sông
-
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ má đừng lấy chồng bỏ con
Con quạ nó đứng đầu non
Nó kêu bớ má thương con trở về -
Chú kia nhổ mạ bên cồn
-
Ai kêu văng vẳng bên sông
Ai kêu văng vẳng bên sông
Tôi đương vá áo cho chồng tôi đây -
Bao giờ cho gạo bén sàng
-
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. -
Thuyền than mà đậu bến than
-
Thuyền than lại đậu bến than
Thuyền than lại đậu bến than
Gặp cô yếm thắm ôm quàng ngang lưng
Thôi tôi van cậu rằng đừng
Thôi tôi lạy cậu rằng đừng
Tuổi tôi còn bé chưa từng nguyệt hoa
Tôi về gọi chị tôi ra
Chị tôi đã lớn nguyệt hoa đã từng. -
Thằng Tây nó ở bên Tây
Thằng Tây nó ở bên Tây
Bởi vua chúa Nguyễn rước thầy đem sang
Cho nhà, cho cửa tan hoang
Cho thiếp ngậm đắng, cho chàng nuốt cay
Cha đời mấy đứa theo Tây
Mồ ông mả bố, voi giày biết chưa? -
Hỡi cô lái đò bến Thủ Thiêm
-
Chúa Tàu mở hội bên Ngô
-
Áo anh rách miếng bên vai
– Áo anh rách miếng bên vai
Cậy nàng vá giúp để mai đi làm
– Anh về sắm bạc cùng vàng
Sắm cho đủ lễ đến đây nàng vá cho -
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ mẹ lấy chồng bỏ con
Bữa ăn năm bảy miếng ngon
Dượng ghẻ ních hết, để con nhịn thèmDị bản
Gió năm non thổi hoài thổi hủy
Mẹ có chồng chẳng nghĩ đến con
Chọn ra năm bảy món ngon
Cha ghẻ ăn hết thì con nhịn thèm
-
Canh khuya tạnh vắng bên cồn
-
Mồ cha con đĩ bên sông
Mồ cha con đĩ bên sông
Cơm trắng rượu nồng, phỉnh dỗ chồng tao! -
Nhác trông thấy núi bên kia
Nhác trông thấy núi bên kia
Có hòn đá tảng có bia lưu truyền
Nhác trông anh khóa có duyên
Má lúm đồng tiền, da trắng phau phau
Nhác trông anh khóa có màu
Răng đen nhưng nhức như màu hạt dưa
Hỏi rằng anh vợ con chưa?
Thấy anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Thấy anh cầm gióng mía con dao
Mía ngon, dao bén, tiện nào tiện hơn
Chuồn chuồn mắc búi tơ vương
Đã trót dan díu thì thương nhau cùng -
Hỡi người đứng ở bên sông
-
Ðấy Đông thì đây bên Tây
Ðấy Đông thì đây bên Tây
Ðây chưa có vợ, đấy nay chưa chồng.
Con trai chưa vợ đã xong,
Con gái chưa chồng, buồn lắm em ơi! -
Cô kia cuốc đất bên cồn
Chú thích
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Ngoắc
- Vẫy (phương ngữ).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Thủ Thiêm
- Địa danh nay là một phường thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có bến đò Thủ Thiêm, xuất hiện vào khoảng năm 1912 để vận chuyển người và hàng hóa từ Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Cựu Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả” (Huyện Nghĩa An nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)
-
- Cố nhân
- Người cũ, người xưa.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Phướn
- Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.
-
- Bảo phướn
- Một loại phướn dùng trong các nghi lễ tôn giáo, chủ yếu của Phật Giáo, nhưng cũng được nhiều tôn giáo khác sử dụng.
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.
-
- Sô
- Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khóa sinh
- Học trò đã đỗ khảo khóa (kỳ thi sát hạch ở địa phương) thời phong kiến.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Gióng
- Có nơi nói là lóng, là một khoảng giữa hai đốt của thân cây có đốt như tre hay mía.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Môi cắn chỉ
- Môi có quết trầu đóng thành ngấn thanh và dài như sợi chỉ.
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.