Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không
Tìm kiếm "sứ quân"
-
-
Tre già măng mọc
Tre già măng mọc
-
Ra về anh đứng cửa chùa
Ra về anh đứng cửa chùa
Như chuốc lấy nhớ như mua lấy sầu
Trông em chẳng thấy em đâu
Thấy cô sư bác thêm sầu tương tư -
Nghĩ đời mà chán cho đời
-
Dưới gốc cây, ông Tây đề chữ
-
Không ưa Cống gả cho Nghè
-
Không tham cống nỏ tham nghè
-
Đàn bà chơi với đàn bà
-
Sự thật che sự bóng
Sự thật che sự bóng
-
Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm
Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm
-
Ai về nhắn nhủ ông sư
Ai về nhắn nhủ ông sư
Đừng nhang khói nữa mà hư mất đời -
Cao su đi dễ khó về
Dị bản
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con
-
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Thuốc đắng dã tật,
Sự thật mất lòng -
Bông sứ cùng với bông lài
-
Cao su xanh tốt lạ đời
Cao su xanh tốt lạ đời
Mỗi cây bón một xác người công nhân -
Bán thân đổi mấy đồng xu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng -
Mượn màu kinh sử ăn chơi
-
Lầm rầm như đĩ khấn tiên sư
-
Hàng vạn người chết vì Tây
Hàng vạn người chết vì Tây,
Sao đây chỉ thấy rừng cây mịt mù.
Thịt rơi dưới gốc cao su,
Mồ hôi nước mắt mập ù thằng Tây. -
Chưa học đui đã đòi bói gia sự
Chú thích
-
- Dãi
- Phơi ra, trải ra.
-
- Sứ
- Một chức quan cai trị người Pháp đứng đầu trong một tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Tiền gián
- Cũng gọi là sử tiền, một hạng tiền xuất hiện từ thời nhà Mạc, lưu hành từ thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 20. Tiền gián còn được gọi là sử tiền, có giá trị kém hơn tiền quý (cổ tiền) (một tiền bằng tiền gián chỉ có 36 đồng thay vì 60 đồng) và cũng nhỏ hơn về kích thước (đồng tiền có đường kính khoảng 23 mm thay vì 24 mm).
-
- Chuông kình
- Cũng đọc trại thành chuông kềnh. Lời chú trong bài phú của Ban Cố ở Hậu Hán thư chép: "Trong biển có cá lớn là cá kình, bên biển có con thú là con bồ lao, con bồ lao rất sợ cá kình, hễ cá kình đánh bồ lao thì bồ lao kêu vang lên”. Người xưa tin như vậy cho nên muốn chuông kêu to thì khắc hình con bồ lao lên trên, và làm cái dùi hình con cá kình để đánh. Do đó, tiếng chuông gọi là tiếng kình, dùi đánh chuông gọi là chày kình.
-
- Cao su
- Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.
-
- Bủng beo
- Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
-
- Đầu thế kỉ 20, thực dân Pháp lập rất nhiều đồn điền cao su ở Việt Nam và liên tục chiêu mộ phu đồn điền. Để đi phu, người dân chỉ việc đưa ngón tay lăn mực, điểm chỉ vào giấy giao kèo. Điều kiện làm việc và ăn uống cực khổ, lại thường xuyên bị quản thúc, đòn roi, nên rất nhiều người đã bỏ mạng tại các đồn điền cao su.
-
- Sứ
- Còn gọi là hoa đại, hoa Champa, rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong các câu chuyện dân gian, cây đại được cho là nơi trú ẩn của ma, quỷ.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Tiên sư
- Người dựng nên một thuyết hay một nghề nghiệp (từ Hán Việt).
-
- Gia sự
- Những chuyện trong nhà (từ Hán Việt).