Tìm kiếm "ví dặm"
-
-
Trầu này tươi tốt mận đào
-
Vè lo lót
Sáp vàng hai bánh
Yến huyết một cân
Mứt bí, mứt gừng
Trà Tàu, trà Huế
Mứt chanh, mứt khế
Cam rim, hồng rim
Đường phổi, đường đá
Tôm khô, vi cá
Đồm độp, gân nai
Bột báng, bột khoai
Dầu thông, mắm muối … -
Coi tàu bay tại Lầu Đèn
Đời xưa chí những đời nay
Đời này mới thấy tàu bay nửa lừng
Nguồn đào hải khẩu tứ tung
Từ Hàn chí Phố rùng rùng đi coi
Quan gia chầu chực hẳn hòi
Sức bàn sức ghế lại đòi đến dân
Khắp nơi cờ đóng rần rần
Sức rơm un khói cực dân ba bốn ngày
Ai ai cũng sức tàu bay
Dân canh, lính gác tự ngày chí đêm
Kẻ bán rượu, người bán nem
Kẻ lận bạc giác người đem bạc đồng
Đàn bà chí những đàn ông
Bà già con nít cũng bồng ra đi
Mười giờ tàu lại một khi
Cò đánh, lính ví ra gì nữa đâu … -
Trầu này trầu quế trầu hồi
Trầu này trầu quế trầu hồi
Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình
Trầu này trầu tính trầu tình
Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình lấy ta
Trầu này têm tối hôm qua
Giấu cha giấu mẹ đem ra cho chàng
Trầu này không phải trầu hàng
Không bùa không thuốc sao chàng không ăn?
Hay là chê khó chê khăn?
Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu -
Nghĩ rằng em đã có chồng rồi
Nghĩ rằng em đã có chồng rồi,
Sao em chưa có, đứng ngồi vân vi?
– Ôi thầy mẹ ơi, cấm đoán con chi!
Mười lăm mười tám, sao chẳng cho đi lấy chồng?
Ôi ông trời ơi, ông ở bất công,
Người ta có cả, sao tôi không có gì?
Một mai quá lứa, nhỡ thì,
Tuổi già kéo đến còn gì là xuân!
Đêm nằm vuốt bụng khấn thầm,
Xin ông thí bỏ một chồng cho xong.
Rồi tôi sẽ tạ ơn ông,
Con bò to béo, cho xứng với anh chồng béo to!Dị bản
Anh nghĩ rằng em đã có chồng rồi,
Sao em chưa có, đứng ngồi vân vi?
– Ôi thầy mẹ ơi, cấm đoán em chi!
Mười lăm mười tám, sao chưa cho đi lấy chồng?
Ới ông trời ơi, sao ông ở không công?
Người ta có cả, sao tôi không có gì?
Duyên em đã lỡ, em trách ông Tơ Hồng sao ông khéo trêu ngươi
Cứ đêm đêm tôi nằm, tôi vuốt bụng, tôi gọi Trời,
Xin ông thí bỏ cho tôi chút chồng.
Tôi về làm lễ tế ông,
Mổ con bò béo, ông cho tôi lấy anh chồng cho nó to,
Bõ công ôi đi mượn chú lái mổ bò.
-
Vè đánh Tây
Tượng nghe:
Nước có nguồn, cây có gốc
Huống chi người có da, có tóc
Mà sao không biết chúa, biết cha?
Huống chi người có nóc có gia
Mà sao không biết trung biết hiếu
Hai vai nặng trĩu
Gánh chi bằng gánh cang thường
Một dạ trung lương
Gồng chi bằng gồng xã tắc
Bớ những người tai mắt
Thử xem loại thú cầm:
Trâu ngựa dòng điếc câm
Còn biết đền ơn cho nhà chủ
Muông gà loài gáy sủa
Còn biết đáp nghĩa lại người nuôi … -
Vì sương nên núi bạc đầu
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu bởi mưa -
Vì mây nên núi lên trời
Vì mây nên núi lên trời
Vì cơn gió thổi, hoa cười với trăng
Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì tình nên phải đi trăng về mờDị bản
Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi, hoa cười với trăng
Vì sương cho núi bạc đầu
Vì cơn gió mạnh cho rầu rĩ hoa
Vì mây cho núi lên cao
Mây còn mờ mịt, núi nhòa mờ xanh
-
Ví dầu cậu giận mợ hờn
Ví dầu cậu giận mợ hờn,
Cháu theo cùng cậu kéo đờn cậu nghe -
Vì tình anh phải đi đêm
Vì tình anh phải đi đêm
Vấp năm bảy cái, đất vẫn êm hơn giườngDị bản
Vì tình anh phải đi đêm
Ngã năm bảy cái, đất êm hơn giườngVì tình anh phải đi đêm
Ngã năm ngã bảy, đất êm hơn giườngVì nàng anh phải đi đêm
Ngã năm ba cái, đất mềm không đau
-
Vì chồng nên phải gắng công
Vì chồng nên phải gắng công
Nào ai xương sắt da đồng chi đây. -
Vì chàng thiếp phải mò cua
Vì chàng thiếp phải mò cua
Những như thân thiếp thì mua mấy đồng
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bềDị bản
Vì chàng thiếp phải bắt cua,
Những như thân thiếp, thiếp mua ba đồng
Vì chàng thiếp phải long đong,
Những như thân thiếp cũng xong một bề
-
Vì cây dây leo
Vì cây dây leo
-
Vì sông nên phải lụy thuyền
-
Vì sông nên phải lụy đò
-
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Ngẫm như thân thiếp bốc ngầm cũng xong -
Vì ai cho thiếp võ vàng
Vì ai cho thiếp võ vàng
Vì chàng, tư lự hoa tàn nhị rơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Biết rằng lên ngược xuống xuôi đàng nào? -
Ví dầu con phụng bay qua
Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo -
Ví dầu cá bống hai mang
Ví dầu cá bống hai mang
Cá trê hai ngạnh, tôm càng sáu râu
Anh về bên ấy đã lâu
Để em vò võ canh thâu một mìnhDị bản
Chú thích
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Sáp vàng
- Tổ ong được nấu hoặc phơi cho chảy, rồi lọc, cô đặc thành bánh. Sáp ong từng được xem là sản vật quý hiếm, và nay vẫn được đánh giá cao vì giá trị dinh dưỡng và các lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
-
- Đường phổi
- Loại đường được nấu từ mật mía, được đúc thành bánh màu trắng hơi vàng, xốp và giòn, vị ngọt thanh. Đường phổi là đặc sản riêng của Quảng Ngãi. Có tên gọi đường phổi là do hình dạng thỏi đường nhìn tựa lá phổi.
-
- Vi cá
- Vây cá mập, được xem là món ăn bổ dưỡng, quý hiếm, và rất đắt đỏ.
-
- Hải sâm
- Tên dân gian là đồn đột, đột ngậu, đồm độp, đỉa biển hay nhím biển, là tên gọi chung của một nhóm động vật biển có thân hình thuôn dài, da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da. Hải sâm được xem là một loại thức ăn rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng trị bệnh.
-
- Báng
- Giống cây lâu năm thuộc họ Cau, còn có tên gọi khác là đoác, co pảng, quang lang, bụng báng, búng báng, báng búng. Ở ta báng mọc nhiều ở các chân núi ẩm, chân núi đá vôi, rừng thứ sinh. Bột bên trong lõi cây có thể ăn hay làm đồ uống. Báng còn được trồng làm cảnh vì dáng đẹp. Rượu báng là một đặc sản của các vùng núi đá cao (Tây Bắc).
-
- Dầu thông
- Tinh dầu được chưng cất từ lá, cành non và quả của một số loài thông. Dầu thông có tác dụng tẩy uế, làm đẹp và trị một số bệnh ngoài da.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Nửa lừng
- Nửa lưng chừng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Sức
- Hành động quan truyền lệnh cho dân bằng văn bản.
Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu.
Nay sức.
Lê Thăng
(Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)
-
- Rần rần
- Đông đảo, ồn ào.
-
- Tự
- Từ.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Lận
- Nhét vào trong người (phương ngữ).
-
- Bạc giác
- Hào, bạc cắc, tiền lẻ nói chung (từ cũ).
-
- Cẩm
- Hay cò, chức danh cảnh sát trưởng thời nước ta bị Pháp đô hộ, nói gọn từ âm tiếng Pháp commissaire de police.
-
- Ví
- Đuổi (theo). Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Gia
- Nhà (từ Hán Việt).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Trung lương
- Trung chính và lương thiện.
-
- Xã tắc
- Đất nước (xã là đất, tắc là một loại lúa).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Miệt vườn
- Tên gọi chung cho khu vực nằm trên những dải đất giồng phù sa dọc theo hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang tại đồng bằng sông Cửu Long. "Miệt" là phương ngữ Nam Bộ chỉ vùng, miền. Theo nhà nghiên cứu Sơn Nam, miệt vườn bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Gò Công, Trà Vinh, Sa Đéc, Vĩnh Long, một phần của tỉnh Cần Thơ và một phần của tỉnh Đồng Tháp. Ngành nông nghiệp chính trên những vùng đất này là lập vườn trồng cây ăn trái. Đất đai miệt vườn là phù sa pha cát màu mỡ, sạch phèn, lại không bị ảnh hưởng của lũ lụt và nước mặn. Do vậy, miệt vuờn được coi là khu vực đất lành chim đậu, có nhiều tỉnh lị phồn thịnh, sầm uất. Nhiều loại trái cây ngon của miệt vuờn đã trở nên nổi tiếng, gắn liền với địa danh như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), quýt Lai Vung (Đồng Tháp), vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), ...