Tìm kiếm "rừng"

Chú thích

  1. Rừng còi
    Rừng thưa.
  2. Có bản chép: bưng.
  3. Có bản chép: trái.
  4. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  5. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  6. Bu
    Đeo bám (phương ngữ miền Trung).
  7. Dinh Trấn Biên
    Tên của một đơn vị hành chính quân sự thuộc phủ Gia Định, tồn tại từ năm 1698 đến năm 1808, sau được đổi tên thành trấn Biên Hòa, vùng này chính là tiền thân của đất Đồng Nai ngày nay (lưu ý phân biệt với dinh Trấn Biên ở Phú Yên).
  8. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  9. Chân sim bóng đá
    Cũng nói là chân sim bóng núi, gốc của cây sim và chỗ khuất nắng của vách đá (vách núi), những chỗ trú chân tạm thời của những người bươn chải nơi rừng núi.
  10. Mưa rừng cọ, gió rừng thông
    Mưa trong rừng cọ nghe tiếng rất lớn, do lá cọ có bản rộng, dày, cứng. Tương tự, do thông có nhiều lá kim nên gió thổi nghe mạnh hơn so với thực tế.
  11. Ba lọc bảy lừa mắc phải bừa rụng răng
    Cầu toàn, kén chọn quá cuối cùng lại dễ vuột mất cơ hội, đạt kết quả không vừa ý.
  12. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  13. Bánh canh
    Một món ăn bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại. Sợi bánh to, được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Trảng Bàng (Tây Ninh) là nơi có đặc sản bánh canh có thể xem là nổi tiếng nhất nước ta.

    Bánh canh Trảng Bàng

    Bánh canh Trảng Bàng

  14. Cạnh Đền
    Địa danh nay thuộc xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
  15. Rung
    Tiếng ì ầm của biển (phương ngữ Thanh Hóa).
  16. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Lục Vân Tiên
    Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.

    Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.

  18. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  19. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  20. Cội
    Gốc cây.
  21. Phơi màu
    (Lúa, ngô) ở giai đoạn mới trổ, các bao phấn nhị đực mở ra.