Tìm kiếm "lúa ré"
-
-
Được mùa kén những tám xoan
-
Tháng giêng lúa mới chia vè
Tháng giêng lúa mới chia vè
Tháng tư lúa đã đỏ hoe đầy đồng
Chị em đi sắp gánh gồng
Đòn càn tay hái ta cùng ra đi
Khó nghèo cấy mướn gặt thuê
Lấy công đổi của chớ hề lụy ai
Tháng hai cho chí tháng mười
Năm mười hai tháng em ngồi em suy
Vụ chiêm em cấy lúa đi
Vụ mùa lúa ré, sớm thì ba giăng
Thú quê rau cá đã từng
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan
Việc nhà em liệu lo toan
Khuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà
Tháng sáu em cấy anh bừa
Tháng mười em gặt anh đưa cơm chiều -
Hư hư chựng chựng
-
Lựa dâu sâu con mắt, lựa rể xể cái môi
Lựa dâu sâu con mắt,
Lựa rể xể cái môi -
Nước trong veo bao giờ có cá
-
Nghề rèn đỏ lửa còn tiền
Nghề rèn đỏ lửa còn tiền
Nguội lò tắt lửa phụt đèn hết tiêu -
Lửa hồng Nhựt Tảo rền trời
-
Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa -
Nắng lên cho mối bắt gà
Nắng lên cho mối bắt gà
Một trăm đàn bà đánh giặc cho vua
Con tép nó kẹp con cua
Một bầy cá mại cõng rùa đi ăn
Chồn đèn cắn cổ chó săn
Chuột kêu chút chít, đòi ăn con mèo
Chó chạy, chồn rượt đuổi theo
Chuột gặm chân mèo, muỗi đốt cánh dơi
Cây cao bóng mát chơi vơi
Gà con tha quạ lên ngồi cành tre
Con voi ấp trứng sau hè
Gà con đi kiện, vịt què vô Nha
Nực cười rết nuốt trứng gà
Đàn ông có chửa, đàn bà có râu
Trai tơ sắm cối giã trầu
Bà già bạc đầu nằm ngửa trong nôi
Chẳng tin đốt đuốc mà coi
Thầy chùa đang ướp cá mòi nấu chay -
Nghe tin lệnh rút ra Hàn
Nghe tin lệnh rút ra Hàn
Thiếp gửi cho chàng một cục đường rim
Một tiềm đường cát
Một bát thuốc khô
Một tờ giấy quyến
Một liễn trầu nguồn
Một buồng cau lửa
Một chục mực nang
Thiếp gửi cho chàng năm quan phí lộ
Một chục giạ đỗ
Bốn giạ mè đen
Một hũ đường phèn
Để chàng ăn cháo
Một ngày là đạo
Bốn nghĩa tình thâm
Chàng có ra đi đặng chữ sắt cầm
Chàng ơi cũng nhớ tình thâm nghĩa dày. -
Nàng Bân may áo cho chồng
-
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Dị bản
Anh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo nuôi conAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ nghèo đợi anhAnh về ngoài Huế thắt rế tai bèo
Gửi vô em bán đỡ cơ nghèo mẹ cha
-
Đôi ta như gậy chống rèm
-
Chim quyên hút mật bông quỳ
-
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Áo màu nu tra bộ nút vàng
Dù xa nhau đi nữa cũng để đàng xuống lênDị bản
Cha mẹ bên anh kén nơi gia thế
Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng
Hai bên hai lưỡi gươm vàng
Chết thời chịu chết, xa chàng không xa
-
Mai anh mượn cái rế
-
Chữ dâu hiền con gái
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu quên nghĩa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, há nài công laoDị bản
Chữ dâu hiền con gái
Câu rể thảo con trai
Bậu dầu đôi lứa trúc mai
Bớ bậu ơi
Qua kính thờ song nhạc, dễ nài công lao
-
Phụ mẫu em không có con trai
-
Muốn ăn cơm trắng, cá thèn
Chú thích
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Vè
- Nhánh cây.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Lúa Ba Trăng
- Một giống lúa cổ ở nước ta, thời xưa được trồng nhiều ở Nghệ An, từ lúc gieo mạ tới lúc lúa chín vừa vặn ba tháng. Lúa Ba Trăng cho gạo trắng, cơm dẻo, nhiều bột. (Theo Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn).
-
- Bánh dày
- Loại bánh làm bằng bột gạo, được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than.
-
- Lợn lang
- Lợn trên mình có những đốm đen-trắng. Miền Nam gọi giống lợn này là heo bông.
-
- Bánh ú
- Một loại bánh làm từ gạo nếp, rất thường gặp ở nước ta. Có hai loại: bánh ú tro, với lớp nếp vỏ bên ngoài được ngâm bằng nước tro, thường dùng để cúng nhân dịp tết Đoan Ngọ, và bánh nhân thịt có nhân làm từ thịt heo mỡ, đậu xanh hoặc đậu đỏ.
Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ
-
- Cá thiều
- Còn gọi là cá gúng, một loại cá biển có da trơn, chế biến được thành nhiều món ăn ngon như khô tẩm, muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa… Cá thiều đi theo đàn, nên ngư dân trên biển nếu gặp cá thiều thì coi như trúng lớn.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Nừng
- Đồ đựng đan bằng cật tre, vuông vức, mỗi bề chừng hai gang tay, cao chừng ba gang tay, trên có nắp đậy cũng bằng tre đan. Dưới đáy nừng có hai thanh tre dầy, bắt chéo bốn góc để bảo vệ nừng khỏi bị mòn khi lôi tới, kéo lui hàng ngày. Nừng được sơn bóng bằng dầu rái chống ướt.
-
- Chóe
- Có nơi gọi là ché, một thứ lọ lớn làm bằng sành hoặc sứ, dùng để đựng nước hoặc rượu.
-
- Lọc lừa
- Chọn đi lọc lại (cũng nói là "lừa lọc", trong đó "lừa" do từ "lựa" đọc trại đi).
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
-
- Nhật Tảo
- Cũng đọc là Nhựt Tảo theo cách đọc miền Nam, một con sông chảy qua địa bàn huyện Kiên Giang, đồng thời cũng là tên một vàm sông nơi sông Nhật Tảo gặp sông Vàm Cỏ Đông, nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Tại đây vào ngày 10 tháng 12 năm 1861, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã bất ngờ tấn công và đốt chìm tiểu hạm Espérance của Pháp, giết chết 37 lính Pháp trong một trận đánh làm nức lòng nhân dân ta.
-
- Trận đồn Kiên Giang
- Tên trận đánh chiếm đồn Kiên Giang (còn gọi là đồn Rạch Giá) do Nguyễn Trung Trực khởi xướng, xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1868. Giặc Pháp mất 5 sĩ quan và 67 lính, đồng thời mất khoảng một trăm khẩu súng đủ loại cùng nhiều đạn dược. Tuy nghĩa quân chỉ giữa được đồn 5 ngày, nhưng sự kiện này đã được tác giả George Diirrwell đánh giá là một sự kiện bi thảm (un événement tragique) của thực dân Pháp ở nước ta.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Dê
- Rê, hay giê, hoạt động làm cho lúa sạch bằng cách đổ từ trên cao xuống cho gió cuốn đi những bụi rác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chồn đèn
- Một loại chồn nhỏ, có bộ lông màu hoe hoe, hung hung đỏ, chân thấp, mỏ dài nhỏ, răng rất sắc. Chồn đèn thường sống trong bụi rậm, ăn thức ăn chính là thịt động vật nhỏ như gà con, vịt con, chim, chuột, cá, lươn...
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Đường thắng
- Cũng gọi là kẹo đắng hoặc nước hàng, ở miền Trung gọi là đường rim, loại đường được tạo thành bằng cách cho đường hoa mơ hoặc đường đỏ được vào nồi, đun cho tan chảy, cho thêm một chút nước đun cho quánh lại. Đường rim có thể được cô thành cục, dùng để kho thịt, cá nhằm tạo màu hoặc làm gia vị.
-
- Tiềm
- Đồ đựng bằng sành sứ giống như cái nồi nhỏ, có nắp, dùng đựng cơm, thức ăn.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Giấy quyến
- Loại giấy rất mỏng dùng để quấn thuốc lá hút.
-
- Liễn
- Đồ bằng sành hoặc sứ dùng để đựng đồ ăn thức uống, thường có nắp đậy.
-
- Trầu nguồn
- Loại trầu của đồng bào dân tộc trồng trên núi, có lá to, hương đậm.
-
- Mực nang
- Một loại mực có thịt dày, trắng ngần như cơm dừa, vị giòn, ngọt, thơm. Mực nang thường được chế biến thành món mực hấp, xào, nướng... đều rất ngon.
-
- Lộ phí
- Tiền đi đường (từ Hán Việt).
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Đường phèn
- Loại đường làm từ mía (như đường cát bình thường) nhưng công đoạn chế biến phức tạp hơn. Người ta làm đường phèn bằng cách nấu sôi đường cát với trứng gà và nước vôi, hớt bọt rồi thả những cái đũa có buộc các búi chỉ vào, để khô thành những cục đường kết tinh trong suốt gọi là đường phèn. Đường phèn có vị thanh và dịu hơn đường cát. Vì nhìn giống đá băng nên đường phèn còn có tên là băng đường.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Sắt cầm
- Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
-
- Nàng Bân
- Nhân vật chính trong sự tích rét Nàng Bân. Theo đó, nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng. Thấy mùa rét đến, nàng muốn đan cho chồng một cái áo ấm. Nhưng vì bản tính vụng về chậm chạp, đến khi nàng đan xong áo thì trời cũng hết rét. Thấy nàng buồn bã, Ngọc Hoàng cho trời rét thêm vài hôm nữa để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba, tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Rế tai bèo
- Loại rế đan bằng mây, có vành giống như tai bèo.
-
- Gậy chống rèm
- Rèm cửa sổ ngày trước (hoặc ở một số vùng quê bây giờ) thường làm bằng tre lợp tranh hoặc bằng gỗ, đóng mở theo bản lề nằm ngang phía trên. Khi mở rèm, người ta dùng một cây gậy nhỏ, một đầu chống vào rèm, đầu kia chống lên bệ cửa sổ.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Quỳ
- Một loại sen, cũng gọi là sen quỳ. Nhìn theo vẻ ngoài thì sen và quỳ rất giống nhau, nhưng hoa quỳ có màu đậm hơn. Lá và gai quỳ có độc tính hơn sen, gây ngứa ngáy. Búp sen cũng có dạng bầu chứ không nhọn như búp quỳ.
-
- Gia thế
- Thế lực, tầm ảnh hưởng của một gia đình.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đông sàng
- Cái giường ở phía Đông. Thời nhà Tấn ở Trung Quốc, quan thái úy Khích Giám muốn lấy chồng cho con gái mình, liền sai người qua nhà Vương Đạo có nhiều con cháu để kén rể. Các cậu con trai nghe tin, ra sức ganh đua nhau, chỉ có một người cứ bình thản nằm ngửa mà ăn bánh trên chiếc giường ở phía đông. Người ta trở về nói lại, ông khen "Ấy chính là rể tốt" và gả con cho. Người con trai ấy chính là danh nhân Vương Hi Chi, nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc, được mệnh danh là Thư thánh. Chữ đông sàng vì vậy chỉ việc kén rể giỏi giang.
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Liệt nữ
- Người phụ nữ có khí phách anh hùng, không chịu khuất phục.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trúc mai
- Trong văn chương, trúc và mai thường được dùng như hình ảnh đôi bạn tình chung thủy, hoặc nói về tình nghĩa vợ chồng.
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Truyện Kiều)
-
- Song nhạc
- Nhạc phụ và nhạc mẫu, tức bố và mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Há dễ
- Không dễ dàng gì (từ cổ).
Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Cá phèn
- Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.
-
- Đa Bút
- Một thôn thuộc xã Tân Vinh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là nơi đầu tiên tìm được những di vật của nền văn hóa Đa Bút - nền văn hóa Việt Nam có niên đại sau các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, cách đây khoảng 5000 - 6000 năm.